Thứ sáu 22/11/2024 01:07

Côn trùng lạ xâm nhập vào tai do thói quen khi ngủ mà nhiều người mắc phải

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 28/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, mới đây các bác sĩ của bệnh viện đã tiếp nhận và xử lý thành công cho một bệnh nhân bị côn trùng lạ chui vào tai gây đau đớn.
con gián đất sau khi được lấy ra khỏi tai bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Con gián đất sau khi được lấy ra khỏi tai bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo đó, bệnh nhân là bà V.T.H, 54 tuổi (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội). Theo chia sẻ của bệnh nhân, bà thường có thói quen trải đệm ngủ dưới sàn nhà. Vài ngày trước, trong khi ngủ, bệnh nhân bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai.

Côn trùng lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. Bệnh nhân đến phòng khám gần nhà để kiểm tra, phát hiện trong tai có một con gián đất bám sâu vào da ống tai. Vì quá trình lấy con gián ở phòng khám gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân tiếp tục đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để gắp con gián ra.

Tại đây, các bác sĩ đã khéo léo gắp bỏ con gián ra khỏi tai bệnh nhân an toàn. Ống tai của bệnh nhân không bị chảy máu, không ảnh hưởng đến màng nhĩ.

Theo các bác sĩ, gián đất là côn trùng có màu nâu sậm hoặc nâu đen, không cánh, di chuyển nhanh bằng cách bò. Gián đất thường tìm nơi ẩn náu vào ban đêm tại các kẽ tủ, hầm thoát nước và các góc khuất tối trong nhà.

Chân của gián đất có các gai nhỏ có thể gây ra trầy xước, tổn thương da ống tai. Trong trường hợp chúng cố gắng tìm đường ra, hoặc người bệnh cố gắng tự lấy ra không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ.

Bác sĩ Nguyễn Phương Dung, Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec khuyến cáo, khi phát hiện tai đau nhói, nghe tiếng lạ trong tai, nghi ngờ có côn trùng chui vào tai, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra cũng như xử lý những tổn thương do côn trùng gây ra.

Bác sĩ Nguyễn Phương Dung lưu ý, mọi người cần tránh dùng các dụng cụ để ngoáy móc, không tự nhỏ thuốc hay oxy già vào tai vì vô tình đẩy sâu dị vật vào sâu hơn. Côn trùng giãy đạp cũng làm tổn thương niêm mạc ống tai.

Bác sĩ Nguyễn Phương Dung cho biết thêm, sau khi côn trùng được lấy ra khỏi tai cần chú ý đến việc vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuốc đều đặn để phòng ngừa viêm nhiễm. Cùng với đó, lưu ý các biện pháp phòng tránh để côn trùng không chui vào tai như: Vệ sinh không gian sống thường xuyên, chú ý sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng tránh côn trùng ẩn nấp.

Không ngủ trên nền đất vì nền đất ẩm thấp không tránh khỏi các loại côn trùng có thể đi qua và vô tình chui vào tai. Đồng thời, cần thường xuyên giặt chăn gối để tránh thu hút côn trùng.

Với trẻ nhỏ nên chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ, đặc biệt là sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới. Ngoài ra, người lớn nên cho trẻ chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh nơi có côn trùng.

Bệnh sởi có xu hướng gia tăng, sốt xuất huyết tại Hà Nội ghi nhận gần 500 ca mắc/tuần
Cứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh bằng phẫu thuật đặt máy tạo nhịp ngay sau sinh
Cứu sống trong gang tấc bệnh nhân hai lần ngừng tuần hoàn
Nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động