Thứ bảy 23/11/2024 00:53

Có một bộ phận đang hiểu sai về văn hóa uống rượu bia

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Văn Chương, Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam cho rằng, đồ uống nói chung bao gồm bia, rượu, nước giải khát và đồ uống có cồn nói riêng là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa mang tính thiết yếu, vừa gắn liền với những đặc trưng văn hóa.
Có một bộ phận đang hiểu sai về văn hóa uống rượu bia
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, với hàng trăm nhà máy ở khắp các tỉnh/ thành, ngành đồ uống có cồn tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp trong các cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng như nguyên liệu, đóng gói, kho vận, phân phối, các ngành dịch vụ, đảm bảo lưu thông trong chuỗi giá trị sản phẩm

Hiểu sai về văn hóa uống rượu bia gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn tới những hệ lụy không đáng có

Ngày 29/6, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát phối hợp cùng Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng”.

Việc tổ chức hội thảo cũng là một trong những hoạt động thể hiện trách nhiệm của ngành đồ uống với xã hội. Tuyên truyền vận động người tiêu dùng sử dụng đồ uống có văn hóa, có trách nhiệm, không lạm dụng đồ uống có cồn, “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, vì sự phát triển bền vững.

Theo các chuyên gia ẩm thực, văn hóa uống rượu của người Việt Nam rất khác với văn hóa uống rượu của người nước ngoài nói chung. Nếu người nước ngoài coi uống rượu là một lễ nghi xã giao trang trọng, thì người Việt Nam hướng đến một cuộc vui trọn vẹn không câu nệ.

Tuy nhiên, có một bộ phận hiểu sai về văn hóa uống rượu bia gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn tới những hệ lụy không đáng có. Cho nên, muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa này cần phải có sự chừng mực, uống có trách nhiệm, uống văn minh, lấy niềm vui là chính, không thúc ép và hơn thua trên bàn tiệc.

Theo nhà thơ Hồng Thanh Quang, trong hiện tại và tương lai, ngành đồ uống sẽ luôn phát triển, tuy nhiên cần phải phát triển bền vững thì mới đứng vững trên thị trường, bởi đồ uống nhập ngoại hiện cũng rất phong phú. Điều quan trọng là tạo được cảm tình, thiện cảm của người tiêu dùng về nhà sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng.

“Tôi tin là ở một nước nhiệt đới như Việt Nam định hướng phát triển lành mạnh của ngành đồ uống luôn luôn là cần thiết, hữu ích miễn là ngành đồ uống biết cách ngày càng thanh lọc, nâng cao khẩu vị, bắt kịp xu hướng thưởng thức đồ uống của người tiêu dùng. Chẳng hạn làm sao nghiên cứu phát triển các sản phẩm nước giải khát không làm tăng lượng đường, các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Nắm bắt được xu hướng, thể trạng của con người Việt Nam hiện đại thì các sản phẩm đồ uống sẽ ngày càng phát triển, được người tiêu dùng tin tưởng, yêu thích. Do đó phải luôn lạc quan trong xu thế phát triển của ngành đồ uống nếu biết tự điều chỉnh mình cho phù hợp hơn với thẩm mỹ và nhu cầu thực tế ngày càng thay đổi” – nhà thơ Hồng Thanh Quang chia sẻ.

Các doanh nghiệp đồ uống mong muốn nhà nước ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo nhận định của các đại biểu, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mỗi năm, toàn ngành đóng góp khoảng 60 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, giải quyết trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Có một bộ phận đang hiểu sai về văn hóa uống rượu bia
Theo các chuyên gia ẩm thực, có một bộ phận hiểu sai về văn hóa uống rượu bia gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn tới những hệ lụy không đáng có

Từ khi đổi mới và hội nhập, kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được cải thiện, khách du lịch và nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam gia tăng, ngành đồ uống phát triển mạnh, với những sản phẩm có thương hiệu, phong phú, đẩy lùi hàng nhập lậu và góp phần vào giá trị xuất khẩu, với tổng giá trị sản xuất lớn, đem lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020, hiện nay, ngành đồ uống đang phải chống chịu với nhiều khó khăn trong bối cảnh mới, nhiều quy định quản lý chưa phù hợp, có nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất, kinh doanh trong ngành và những hệ lụy đối với xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, với hàng trăm nhà máy ở khắp các tỉnh/ thành, ngành đồ uống có cồn tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp trong các cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng như nguyên liệu, đóng gói, kho vận, phân phối, các ngành dịch vụ, đảm bảo lưu thông trong chuỗi giá trị sản phẩm.

Các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong ngành được phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước (trên 51 tỉnh, thành phố) và đóng góp cho ngân sách địa phương rất lớn, ở mức cao nhất nhì so với các ngành hàng khác và có xu hướng tăng trưởng. Ngành tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, đóng góp khoảng 3,2% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) (năm 2020), thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác trong chuỗi cung ứng bao gồm nông nghiệp, kho vận, cơ khí, hóa sinh, bao bì, dịch vụ.

Đặc biệt trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế (2022-2023), ngành đồ uống là một nhân tố quan trọng để phục hồi và phát triển dịch vụ du lịch (bao gồm lưu trú và ăn uống). Xu hướng nộp ngân sách của ngành liên tục tăng cho đến hết năm 2019, đạt mốc 56,665 ngàn tỷ đồng, với tốc độ tăng trung bình 14%; Nhưng đến năm 2020, đóng góp ngân sách của ngành bị sụt giảm (còn 48,132 ngàn tỷ đồng); đây cũng là thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu và những thay đổi chính sách chưa phù hợp. Dịch bệnh và các biện pháp mạnh giãn cách xã hội đã hạn chế tiêu dùng, gián đoạn nguồn cung ứng, khiến sản lượng giảm rất sâu, kéo theo doanh thu giảm, lợi nhuận giảm và đóng góp ngân sách giảm. Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2015-2021 vì thế bị kéo giảm xuống 5,6%.

Về các hoạt động vì cộng đồng, hàng năm, các doanh nghiệp trong ngành tiêu biểu như Heineken Việt Nam, SABECO, HABECO, Coca – Cola, Suntory Pepsico, Tân Hiệp Phát... luôn quan tâm đến các hoạt động vì cộng đồng, phát triển bền vững. Các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam luôn ưu tiên và quan tâm dành một phần ngân sách đáng kể để tham gia tích cực trong các hoạt động phát triển bền vững theo tiêu chí Môi trường - Xã hội và Quản trị minh bạch (ESG), thông qua các chiến dịch sản xuất xanh, nâng cao nhận thức xã hội, hỗ trợ vấn đề an sinh, phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo vệ môi trường và báo cáo minh bạch, theo xu hướng của thế giới, và cam kết của Việt Nam, có vai trò truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng các doanh nghiệp và xã hội.

Đặc biệt, trong thời gian đại dịch hoành hành từ cuối năm 2019, các doanh nghiệp ngành tích cực hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch như ủng hộ các trang thiết bị phòng, chống dịch, tích cực đóng góp vào quỹ vaccine quốc gia, chủ động bảo vệ người lao động phòng, chống dịch bệnh. Có doanh nghiệp đầu tư 10% ngân sách truyền thông (tương đương 16 tỷ) cho các hoạt động tuyên truyền uống có trách nhiệm; Bảo vệ hành tinh vì một Việt Nam tốt đẹp hơn: tái sử dụng hoặc tái chế gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm, giảm 2.500 tấn khí thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận năm 2018, và 100% nước thải từ các nhà máy được xử lý đạt và vượt chuẩn để trả về môi trường một cách an toàn.

Đặc biệt trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế (2022-2023), ngành đồ uống là một nhân tố quan trọng để phục hồi và phát triển dịch vụ du lịch (bao gồm lưu trú và ăn uống). Với hàng trăm nhà máy ở khắp các tỉnh/ thành, ngành đồ uống có cồn tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp trong các cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng như nguyên liệu, đóng gói, kho vận, phân phối, các ngành dịch vụ, đảm bảo lưu thông trong chuỗi giá trị sản phẩm. Các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong ngành được phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước (trên 51 tỉnh, thành phố) và đóng góp cho ngân sách địa phương rất lớn, ở mức cao nhất nhì so với các ngành hàng khác và có xu hướng tăng trưởng.

Trước những thách thức, khó khăn trong năm 2023, các doanh nghiệp đồ uống mong muốn nhà nước ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, tinh giảm thủ tục xuất nhập khẩu, giảm hồ sơ giấy tiến tới áp dụng hải quan online toàn phần, linh hoạt trong các chính sách tín dụng, lãi suất ổn định để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển.

Việc cắt điện luân phiên đã đặt ra thách thức đáng kể cho lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, chế xuất Việc cắt điện luân phiên đã đặt ra thách thức đáng kể cho lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, chế xuất
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động