Thứ sáu 22/11/2024 01:39

Chuyên gia khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu hút FDI trong bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ ngày 1/1/2024, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% chính thức có hiệu lực. Ngày 29/11vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về thuế suất tối thiểu, Việt Nam tham gia sân chơi toàn cầu. Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài hiện tại của Việt Nam và các địa phương thu hút FDI sẽ cần những giải pháp mới.
Chuyên gia khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu hút FDI trong bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu
Từ ngày 1/1/2024, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% chính thức có hiệu lực. Ảnh: Ngô Sơn

Hội nghị Xúc tiến đầu tư – Chiến lược thu hút FDI Bình Dương bối cảnh Việt Nam thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương và Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đồng chủ trì tại Bình Dương diễn ra vừa qua là hoạt động đầu tiên trên cả nước tổ chức thúc đẩy nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp thu hút đầu tư bối cảnh Việt Nam thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Cần phải xử lý đồng bộ nhiều vấn đề

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện nay Bình Dương đang là địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư FDI với hơn 4.000 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 40 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư FDI của cả nước. Nhằm tiếp tục duy trì và phát triển lợi thế thu hút đầu tư cũng như giành quyền chủ động trong thu thuế, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của quốc gia, Bình Dương cực kỳ quan tâm đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu do Tổ chức OECD khởi xướng.

Chương trình hội nghị ngoài những nội dung về thuế suất tối thiểu toàn cầu và thu hút đầu tư FDI, các chuyên gia từ Văn phòng Chính phủ và bộ Kế hoạch và Đầu tư còn chia sẻ kinh nghiệm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ ngành địa phương để cung cấp dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; nắm tình hình, diễn biến thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

Chuyên gia khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu hút FDI trong bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, để cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện giữ chân các nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại iệt Nam và tiếp tục thu hút đầu tư mới vào Việt nam thì Chính phủ Việt Nam phải xử lý đồng bộ nhiều vấn đề. Ảnh: Ngô Sơn

Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, để cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện giữ chân các nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại iệt Nam và tiếp tục thu hút đầu tư mới vào Việt nam thì Chính phủ Việt Nam phải xử lý đồng bộ nhiều vấn đề: thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu tăng thêm khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác; đồng thời thực hiện quản lý, sử dụng nguồn thu này một cách hợp lý, đúng mục đích nhằm ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Cùng với việc thành lâp, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư, phải rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà Bình Dương cũng như kinh tế nước nhà.

Hiện nay phần lớn các dịch vụ công được cung cấp rời rạc, đơn lẻ bởi các cơ quan khác nhau. Điều này khiến cho tổ chức, cá nhân phải thực hiện nhiều thủ tục rời rạc, đi lại nhiều lần tới các cơ quan, điền biểu mẫu với các thông tin lặp đi lặp lại làm tăng chi phí xã hội, do vậy làm cho doanh nghiệp, người dân không hài lòng với dịch vụ công của cơ quan nhà nước. Điều này càng nhức nhối đối với các nhóm sự kiện diễn ra trong bối cảnh không thuận lợi.

Nỗ lực để củng cố niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Chuyên gia khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu hút FDI trong bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu
TS Nguyễn Đình Lợi - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: “Doanh nghiệp không cần thiết phải biết hoặc không quan tâm tới cơ quan nào giải quyết hồ sơ dịch vụ công. Do vậy, Chính phủ các nước đã xây dựng Cổng Dịch vụ công tập trung để tổ chức, cá nhân có thể truy cập, thực hiện. Ảnh: Ngô Sơn

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Đình Lợi - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: “Doanh nghiệp không cần thiết phải biết hoặc không quan tâm tới cơ quan nào giải quyết hồ sơ dịch vụ công. Do vậy, Chính phủ các nước đã xây dựng Cổng Dịch vụ công tập trung để tổ chức, cá nhân có thể truy cập, thực hiện. Cổng Dịch vụ công được phát triển theo sự kiện đời sống để đáp ứng, tạo thuận lợi cho người dùng vì thực tế cho thấy phần lớn người dùng không biết hoặc không có thông tin về các dịch vụ phải thực hiện khi gặp một sự kiện trong cuộc đời của mình. Ví dụ, người dùng muốn biết phải thực hiện những dịch vụ công nào khi thành lập doanh nghiệp, mở chi nhánh, …. Khi đó, Cổng Dịch vụ công phải được thiết kế, tổ chức lại trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các thủ tục hành chính, dịch vụ công trên cơ sở thực hiện kết nối, chia sẻ các thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương khi doanh nghiệp, công dân đối diện với các sự kiện trong vòng đời một con người hoặc một doanh nghiệp”.

Chuyên gia khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu hút FDI trong bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu
TS Nguyễn Minh Thảo - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu, Chính phủ thể hiện nhiều nỗ lực để củng cố niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Ngô Sơn

Còn theo TS Nguyễn Minh Thảo - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh Việt Nam thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu, Chính phủ thể hiện nhiều nỗ lực để củng cố niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Tích lũy của doanh nghiệp trong nhiều năm cũng dần cạn, buộc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm lao động hoặc thậm chí phải ngừng hoạt động. Một số giải pháp cải cách để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp TS Nguyễn Minh Thảo đề cập đến như: Lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục coi trọng cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, coi đây là giải pháp trợ lực đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước địa phương cần nâng cao chất lượng dịch vụ công, hoàn thiện và nâng cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Người đứng đầu các cơ quan cần trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan. Hoạt động đối thoại, trao đổi với nhà đầu tư, doanh nghiệp cần đảm bảo thực chất; giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp chứ không chỉ để lắng nghe. Chính quyền địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, chính quyền có thể hỗ trợ một số gói giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng tốc triển khai toàn diện hơn, thực chất hơn các dịch vụ công trực tuyến; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Hiện nay, với biến động chính trị và kinh tế thế giới, doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước đã và đang phải chống chọi với các tác động bất lợi chưa từng có. Áp lực và thách thức dường như vẫn đè nặng doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp hơn bao giờ hết cần sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ cải cách của Chính phủ và sự đồng hành của chính quyền địa phương. Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương và nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định dịp cuối năm và dịp Tết 2024 Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định dịp cuối năm và dịp Tết 2024
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động