Chuyển đổi số rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Chuyển đổi số rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Cuộc cách mạng 4.0 với việc chuyển đổi số, tăng trưởng xanh đã tác động sâu sắc tới Việt Nam. Chuyển đổi số đã len lỏi tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ai không bắt kịp sẽ bị tụt lại, thậm chí bị đào thải. Điều này diễn ra cả môi trường thực và môi trường số. Cách mạng 4.0 có quy mô, tốc độ phát triển chưa có tiền lệ, thay đổi lực lượng sản xuất, đột phá đổi mới sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội cho chúng ta bắt kịp, đi cùng. Cách mạng 4.0 có phạm vi tác động bao trùm, hình thành quan hệ sản xuất mới, tạo sự chuyển dịch công nghệ, lao động, phát triển bền vững…
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Cần xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy CNH-HĐH đất nước. Trong đó, cần ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù. Như, công nghiệp công nghệ số, công nghiệp quốc phòng, an ninh, năng lượng… Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Việt Nam năm 2045) theo hướng chú trọng nâng cao tự chủ về nguyên liệu, công nghệ, sản xuất và thị trường, tăng cường năng lực sáng tạo và thiết kế, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, có giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp phát thải carbon thấp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn; ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng..
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc thích ứng với sự phát triển của cách mạng 4.0 là vấn đề lớn, cấp bách, lâu dài. Chính phủ Việt Nam cam kết đồng hành với tổ chức quốc tế để đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng trưởng xanh. Chính phủ sẽ sớm ban hành chương trình hành động của Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 29). Trong đó, giai đoạn 2021-2030 ứng dụng khoa học công nghệ, tạo bứt phá năng suất, chất lượng hiệu quả, chuyển đổi số toàn diện.
Theo người đứng đầu Chính phủ, Việt Nam có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tiếp cận và hưởng lợi từ cách mạng 4.0 như: Cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, hạ tầng cho công nghệ số hóa phát triển nhanh, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Thủ tướng đề nghị, sau diễn đàn về công nghiệp 4.0 năm nay, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực, biến khát vọng thành việc làm và hành động cụ thể để tiếp tục phấn đấu và đạt được những bước tiến mới góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phiên toàn thể gồm: Dự thảo nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29; thúc đẩy chuyển đổi số trở thành phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; chuyển đổi xanh và bản sao số ở châu Âu và Việt Nam; tăng trưởng xanh và đổi mới sáng tạo.
Hà Nội: Phát triển du lịch nông thôn gắn với chuyển đổi số, nâng cao tính giáo dục | |
Ngày hội Đổi mới sáng tạo hướng sản xuất đến Công nghệ 4.0 | |
Việt Nam vận hành 2 phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại