Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng ở mức thấp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7-2021 ước tăng 1,8% so với tháng trước đó và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 7 tháng qua (trừ tháng 2 khi có ít ngày hơn).
Trong đó, ngành khai khoáng giảm 8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%.
Tính chung 7 tháng năm 2021, IIP ước tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,2%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,2%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,3%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất 7 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước có thể kể đến như: Sản xuất kim loại tăng 34,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 30,6%...
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 8,6%...
Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng đầu năm nay tăng so cao với cùng kỳ gồm: Thép cán tăng 55,9%; linh kiện điện thoại tăng 40%; ô tô tăng 39,6%; giày, dép da tăng 19,3%; sắt, thép thô tăng 16,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,4%; điện thoại di động tăng 14,1%...
Còn một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 13,4%; tivi các loại giảm 10,3%; đường kính giảm 9,5%...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại