Chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội khởi sắc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội khởi sắc (Ảnh: Trần Việt) |
Sản xuất công nghiệp tăng 3,5% so với cùng kỳ
Trong hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô tháng Bảy và 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) là một trong những chỉ số đáng chú ý, bởi phản ánh nhiều góc độ của nền kinh tế.
Cụ thể, theo cục Thống kê Hà Nội, sản xuất công nghiệp tháng Bảy đã khởi sắc hơn tháng trước. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo lần lượt tăng 1,6% và tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5% và tăng 4,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 1,8% và tăng 6,1%; ngành khai khoáng tăng 8,7% và giảm 17,2% so với cùng kỳ.
Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,9%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,7%; công nghiệp khai khoáng giảm 7,1%.
Ngoài ra trong tháng 7/2023, thành phố có 2.387 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn đăng ký mới đạt 23,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11%. Bên cạnh đó 293 doanh nghiệp giải thể, tăng 2%; 1.729 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 59%; 760 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 8%.
Cộng dồn 7 tháng năm 2023, Hà Nội có 18.300 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 177.500 tỷ đồng, tăng 5% về số doanh nghiệp nhưng giảm 12% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 2.100 doanh nghiệp giải thể, giảm 2%; 15.200 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 25%; 5.900 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 18%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 49 địa phương/ cả nước
Số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước.
Trong tháng 7, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 1,2%, làm giảm 0,2 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/7 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 3,9% so với cùng thời điểm năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 7 ước đạt 58.500 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 291.000 tỷ đồng, bằng 41,3% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 39,7% và tăng 12,3%).
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7 (bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 7 tháng ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, tính chung 7 tháng, IIP vẫn ghi nhận giảm khoảng 0,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,6%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,5%), làm giảm 0,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung
Cũng trong tháng 7, cả nước có 13.700 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, cả nước còn có hơn 7.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Đồng thời, có 6.884 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 34,9% và tăng 30,3%; có 5.257 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 8,6% và tăng 19%; có 1.581 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 6,7% và giảm 10,5%.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại