Thứ bảy 28/12/2024 04:46

Chế tài xử lý nghiêm nhóm đối tượng dùng hoá chất ngâm giá đỗ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chuyên gia pháp lý kiến nghị, cần xử lý nghiêm nhóm đối tượng dùng hoá chất để ngâm giá đỗ, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Các đối tượng bị khởi tố và bắt tạm giam vì sử dụng chất cấm để ngân giá đỗ (Ảnh: CACC)
Các đối tượng bị khởi tố và bắt tạm giam vì sử dụng chất cấm để ngâm giá đỗ (Ảnh: CACC)

Phòng Cảnh sát kinh tế, CA tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo Điều 317, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo thông tin ban đầu, sau một thời gian theo dõi, lực lượng công an phát hiện trên không gian mạng nổi lên một nhóm đối tượng thuộc "Hội giá đỗ Miền Nam" và "Hội làm giá đỗ" có những dấu hiệu vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình hình trên, Phòng Cảnh sát kinh tế đã kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ tại thành phố Buôn Ma Thuột, bao gồm: 2 cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo (SN 1990, trú ở Buôn Kô Tam, xã Ea Tu); 2 cơ sở của đối tượng Vũ Duy Tư (SN 1991, trú tại Tổ dân phố 8, phường Tân Hòa); 1 cơ sở của Nguyễn Văn Quynh (SN 1973, trú tại Tổ dân phố 6, phường Tân Hòa); 1 cơ sở của Nguyễn Văn Hảo (SN 1988, trú tại Tổ dân phố 1, phường Tân Hòa).

Qua kiểm tra, các đối tượng khai nhận, trong quá trình sản xuất giá đỗ đã sử dụng vôi cục, nước giếng và một loại chất lỏng không màu, mà nhóm này thường trao đổi tiếng lóng với nhau là nước "kẹo".

Thông tin từ cơ quan công an cho biết, nước "kẹo" thực chất là hoạt chất 6-Benzylaminopurine, không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh, còn ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong.

Hoạt chất trên được các đối tượng dùng ngâm ủ làm giá đỗ, với mục đích làm cho rễ cây giá ngắn lại để tập trung dưỡng chất phát triển cho thân cây giá to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp. Các đối tượng pha trộn theo tỉ lệ 400ml nước "kẹo"/1.000 lít nước giếng, đủ để tưới cho ra khoảng 2.000 kg giá đỗ thành phẩm.

Tiến hành kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện, thu giữ 20.357 kg giá đỗ mà nhóm này đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, với giá bán ra khoảng 400 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan công an thu giữ 37 can nhựa với 135 lít hoạt chất cấm trên.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận trong năm 2024, nhóm này đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine. Cơ quan công an tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý toàn diện vụ án.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn luật sư TP Hà Nội viện dẫn, đối với trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì sẽ dựa vào tính chất, mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý vi phạm khác nhau. Đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 6, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Điều 317, Bộ luật Hình sự năm 2015, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, với hành vi đã bị phạt mà vẫn "ngựa quen đường cũ", tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng. Ngoài ra tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể phạt tù từ 1 - 5 năm nếu phạm tội thuộc một trong các hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng.

Hoạt chất 6-Benzylaminopurine bị cấm lưu hành ở Việt Nam, là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nếu hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy, các dị tật bẩm sinh, tổn thương phổi, thậm chí ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong.
Chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán động vật quý hiếm
Kẻ giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”

Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”

Hiện nay một số YouTuber, TikToker hoặc KOLs trên mạng xã hội lợi dụng các trò chơi xé “túi mù” đang rất được quan tâm trên mạng xã hội, để tổ chức livestream quay thưởng có dấu hiệu của tổ chức đánh bạc.
Truy tìm người phụ nữ xinh đẹp để điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Truy tìm người phụ nữ xinh đẹp để điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày 27/12, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đang truy tìm người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nam thanh niên bỏ lại tiền và “hàng” tháo chạy khi nhìn thấy Công an

Nam thanh niên bỏ lại tiền và “hàng” tháo chạy khi nhìn thấy Công an

Công an huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự Tạ Xuân Trọng, SN 2002, trú tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội để điều tra về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".
Mức án tuyên 17 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Mức án tuyên 17 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Hội đồng xét xử của Toà án Nhân dân (TAND) nhận định, hành vi của các bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thay đổi tính nhân văn trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước…
Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại tòa án

Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại tòa án

Sau khi nhận được thông tin người khuyết tật có khó khăn về tài chính vi phạm pháp luật, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã cử trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho người được trợ giúp cả quá trình điều tra và tại phiên tòa.
Xét xử các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Xét xử các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Sáng 24/12, TAND TP Hà Nội mở phiên toà xét xử 17 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 ra xét xử về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.
Kỳ 2: “Quả đấm thép” trong phòng chống tội phạm

Kỳ 2: “Quả đấm thép” trong phòng chống tội phạm

Để đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, nhất là “tội phạm đường phố” trong giai đoạn hiện nay, lực lượng 141 đã đổi mới mô hình hoạt động.
Huyện Thạch Thất: triển khai tổ công tác 141H, tội phạm đường phố có xu hướng giảm

Huyện Thạch Thất: triển khai tổ công tác 141H, tội phạm đường phố có xu hướng giảm

Theo Công an huyện Thạch Thất, thực hiện Kế hoạch của Công an TP Hà Nội về triển khai mô hình 141 cấp huyện, Công an huyện đã nhanh chóng triển khai tổ công tác 141H để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Kỳ 1: Đổi mới mô hình 141 phát huy tối đa hiệu quả

Kỳ 1: Đổi mới mô hình 141 phát huy tối đa hiệu quả

Từ 15 tổ công tác 141 cấp CATP như mô hình trước đây, lực lượng 141 sẽ có 54 tổ công tác bảo đảm quán xuyến, khép kín địa bàn, nhanh chóng trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động