Châu Âu mở rộng quy định thị thực cho lao động người nước ngoài
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThị trường lao động châu Âu đang thiếu hụt nguồn nhân lực. (Ảnh: The Guardian) |
Theo đó, thị trường lao động ở châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân lực trong hầu hết các ngành, buộc các doanh nghiệp phải tăng mức lương để giữ chân lao động. Nhằm giải quyết tình hình này, Nghị viện Châu Âu đã đồng thuận trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp để thu hút lao động nhập cư từ bên ngoài EU.
Theo thông tin từ văn bản mới được thông qua, các quy định về cấp giấy phép lao động đã được nới lỏng so với quy định trước đây có hiệu lực từ năm 2011.
Cụ thể, thay vì thời hạn xét đơn xin nhập cư làm việc là 4 tháng như trước, nay đã được rút ngắn còn 3 tháng. Điều này giúp những người nước ngoài tới làm việc ngắn hạn và cư trú hợp pháp có thể dễ dàng xin gia hạn giấy phép lao động mà không cần phải trở về nước làm lại thủ tục.
Một điểm mới nữa là sau 6 tháng làm việc theo hợp đồng lao động, người nước ngoài sẽ có quyền đổi chỗ làm mà không cần phải xin phép từ cơ quan quản lý lao động. Chỉ cần thông báo cho cơ quan này và sau 45 ngày nếu không có phản hồi, thì sẽ được coi như đã được chấp thuận.
Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nước ngoài mà còn đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp và thị trường lao động châu Âu trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu, trung bình mỗi 100 công việc trên thị trường lao động, có 3 vị trí không thể tìm được người làm, đây là mức tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Các doanh nghiệp đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về mức lương, phúc lợi và điều kiện làm việc, cũng như số ngày làm việc.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Liên minh Châu Âu đã giảm. Tuy nhiên, tình hình thiếu hụt nhân lực trên thị trường lao động châu Âu vẫn đang ở mức trầm trọng. Số lượng vị trí làm việc trống ngày càng tăng, trong khi nguồn nhân lực lại ngày càng khan hiếm.
Từ Pháp, Đức, Italy, cho đến Ba Lan, Rumani... số lượng vị trí làm việc trống cần tuyển dụng người làm tăng mỗi năm, chỉ có sự suy giảm nhỏ sau đại dịch trước khi lại tăng đột ngột trong hầu hết các ngành nghề.
Với dự báo về mức tăng lạm phát trong năm nay, nhiều doanh nghiệp đã phải tìm mọi biện pháp để giữ chân nhân viên hiện tại và tuyển dụng thêm nhân sự mới, trong đó việc tăng lương vẫn là biện pháp phổ biến nhất.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu - Christine Lagarde đã cảnh báo rằng việc tăng lương có thể góp phần làm gia tăng vấn đề lạm phát.
Châu Âu ghi nhận lượng nhập khẩu vũ khí tăng mạnh Các nước châu Âu đã ghi nhận một sự tăng mạnh trong việc nhập khẩu vũ khí, gần gấp đôi trong giai đoạn từ năm ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại