CATP Hà Nội tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động PBGDPL
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo báo cáo, để thực hiện đề án một cách hiệu quả, hàng năm CATP Hà Nội đã đề ra các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù là người đang chấp hành hình phạt tù tại các trại tạm giác thuộc CATP và tuyên truyền, PBGDPL cho các đối tượng thuộc đề án đang ở ngoài xã hội.
Từ kế hoạch của CATP, CA các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án theo giai đoạn và hàng năm. Trên cơ sở đó xây dựng đề cương tuyên truyền PBGDPL theo các chuyên đề cho đối tượng là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù.
Trong thời gian 2018-2021, CATP Hà Nội đã tổ chức 288 buổi tuyên truyền PBGDPL tại 2 trại tạm giam của CATP với hơn 30.000 lượt phạm nhân. Các buổi tuyên truyền pháp luật được tổ chức vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần tại các hội trường.
Tuyên truyền PBGDPL giúp phạm nhân tiếp cận chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phấn đấu cải tạo tốt, sớm được trở về. Ảnh tư liệu |
Các phạm nhân được báo cáo viên tuyên truyền các quy định, chính sách pháp luật, đồng thời lồng ghép những bài học về giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách. Giúp cho mỗi phạm nhân có sự hiểu biết để tự hoàn thiện bản thân, cố gắng cải tạo tốt, sớm được tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.
Cùng với đó, cán bộ quản giáo cũng thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, diễn biến tư tưởng của các can phạm, phạm nhân, tiến hành giáo dục chung tại các buồng tập thể, giáo dục riêng đối với từng đối tượng vi phạm nội quy, có biểu hiện tiêu cực, chống đối… nhằm ngăn chặn mọi hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, CATP Hà Nội còn tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng là người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tài hòa nhập cộng đồng.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, CATP chỉ đạo biên soạn nội dung tuyên truyền ngắn gọn, thiết thực, dễ hiểu kết hợp cùng hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn như: hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia, phát hành phim, phóng sự, tiểu phẩm, nêu gương người tốt việc tốt, tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật… Qua đó, nhiều đơn vị CA cơ sở đã có những hình thức tuyên truyền hay, đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề án có một số vướng mắc, khó khăn như: Đối tượng của đề án gồm nhiều chủ thể là những người đang chấp hành án phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp, hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra từ tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ; Một số đối tượng còn chưa tập trung, tự giác tham gia, ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền…
Theo lãnh đạo CATP Hà Nội, thời gian tới, CATP sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động PBGDPL. Xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền PBGDPL trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các cơ quan, tổ chức, địa bàn. Các sở, ban ngành và đơn vị trong CATP phối hợp tích cực để công tác tổ chức thực hiện đề án đạt hiệu quả cao.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại