Thứ hai 25/11/2024 17:03

Cẩn trọng với bệnh tay chân miệng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian vừa qua, Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn TP bắt đầu có xu hướng gia tăng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại gia đình tôi, có hai cháu nhỏ đều có triệu chứng: sốt, quấy khóc, đau họng. Sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các nốt mụn lở trong miệng, phát triển thành vết loét. Đặc biệt, các vết loét này chủ yếu trên lợi, lưỡi, bên trong má gây đau đớn khiến trẻ bỏ ăn.

Tôi tìm hiểu được biết, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông. Nguyên nhân gây bệnh này là nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71).

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 300 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 75 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023). Đặc biệt, thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần. Riêng trong tuần từ 22-29/3, Hà Nội ghi 77 ca bệnh (tăng 15 ca so với tuần trước đó) đồng thời ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non.

Tôi rất lo ngại khi biết tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị. Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Vừa qua, CDC Hà Nội đã khuyến cáo các trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh; rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi chưa được khử trùng.

Khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng
Hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà để tránh biến chứng
Trẻ 10 tháng tuổi suy hô hấp nặng do biến chứng của bệnh tay chân miệng
Tường Vy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động