Cần các quy định cụ thể về cơ chế đặc thù, phân cấp cho Thành phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐịa phương đầu tiên tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo”
Cụ thể, về tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, TP coi trọng, xác định phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Thủ đô. Giai đoạn 2016-2020, chi đầu tư phát triển văn hóa tăng 30% so với thời kỳ trước. Hà Nội là địa phương đầu tiên trở thành thành viên mạng lưới các “TP sáng tạo” của UNESCO.
TP đã triển khai và đạt được một số kết quả tích cựctrong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô như: đã hoàn thành công tác chỉnh trang, bảo tồn mặt đứng tuyến phố chuyên kinh doanh Đông Nam dược Lãn Ông; phố bích họa Phùng Hưng; phố sách Hà Nội; mở rộng không gian đi bộ với 26 tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Tây Hồ, đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch; triển khai Đề án đầu tư, tôn tạo bảo tồn và phát huy di tích làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây giai đoạn 2014-2020; đầu tưthực hiện dự án nạo vét hồ Hoàn Kiếm...
Phố sách đã tạo ra một không gian văn hóa mang nhiều ý nghĩa của Hà Nội |
TP đã hoàn thành Đề án Tổng kiểm kê di tích toàn TP với 5.922 di tích (với 2.396 di tích đã được xếp hạng), 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; trong đó, 5 di sản thế giới: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc, nghi lễ và trò chơi kéo co (nằm trong hồ sơ đa quốc gia gồm Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines); di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp hát ca trù và di sản tư liệu thế giới Bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám…
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực văn hóa của Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 3-7-2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa; Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 21-8-2015 và Quyết định số 1481/QĐ-BXD ngày 28-12-2015 phê duyệt điều chỉnh bổ sung đồ án Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội.
Chưa cân đối được nguồn lực để tu bổ di tích
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành còn chưa đạt kết quả như mong muốn. Theo đó, cơ chế chính sách quy định trong Luật Thủ đô chưa phát huy được hiệu quả do thiếu các quy định cụ thể về cơ chế đặc thù, phân cấp cho TP nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế trong phát triển, đời sống kinh tế - xã hội Thủ đô, thể hiện: Công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, vị thế của Thủ đô. Chưa phát huy hết các giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội - Xứ Đoài để tạo nên các sản phẩm văn hóa lớn. Một số tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về văn hóa ứng xử, nếp sống văn minh đô thị của người dân. Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã được quan tâm nhưng TP chưa có chiến lược phát huy giá trị văn hóa Thủ đô một cách đồng bộ về các mặt như kinh tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ...
Việc lưu trữ, quản lý hồ sơ các công trình có giá trị qua các thời kỳ chưa đầy đủ. Nhiều di tích xuống cấp, trong đó có di tích xuống cấp nặng, có nguy cơ sập đổ nhưng chưa cân đối được nguồn lực để tu bổ kịp thời. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực xã hội hóa cho bảo tồn và phát triển văn hóa còn hạn chế. TP thiếu cơ chế khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô.
HĐND TP đã phê duyệt danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 và di sản phi vật thể trên địa bàn Thủ đô. UBND TP đã ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố; Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc phố cổ Hà Nội. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại