Thứ năm 18/04/2024 23:44

Cải tạo các công viên trong nội thành Hà Nội: Đáp ứng tiêu chí xanh - hiện đại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Nội đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới 9 công viên và cải tạo 3 công viên cũ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp một số khó khăn, bất cập. Để đẩy nhanh tiến độ, "giải cứu" 12 công viên, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP Hà Nội một số giải pháp.
Bách Thảo là một trong những công viên đã được UBND TP phê duyệt ưu tiên cải tạo trước trong thời gian tới đây
Bách Thảo là một trong những công viên đã được UBND TP phê duyệt ưu tiên cải tạo trước trong thời gian tới đây.

Đẩy nhanh tiến độ

Một trong những phương án tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo công viên chính là việc đảm bảo giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư đúng kế hoạch. Để làm được điều này, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất tập trung xử lý nghiêm những vi phạm về lấn chiếm các khu vực đã được quy hoạch xây dựng công viên; phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương vận động thuyết phục người dân di dời các khu vực tâm linh…

Đặc biệt, với những công viên được xây dựng trong nội thành sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng cải tạo phù hợp với cảnh quan đặc thù và đặc điểm không gian sinh hoạt công cộng của người dân.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, công trình Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (100ha) ở huyện Đông Anh được khởi công từ năm 2016 đến nay đã giải phóng được trên 99ha, nhưng vẫn còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Sở đã đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo địa phương sớm hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu để tiến hành xây dựng.

Đối với Công viên khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An ở huyện Thanh Trì (50,9ha), sau nhiều năm triển khai đến nay đã hoàn một số tuyến đường vào công viên và tu bổ đình, chùa.

Sở Xây dựng đề xuất UBND TP Hà Nội giao huyện Thanh Trì chuyển một số số dự án trong Công viên Chu Văn An sang đầu tư công; Đồng thời đề xuất phương án di dời hơn 3.000 ngôi mộ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng trong công viên.

Công viên Thiên Văn học - khu đô thị Dương Nội ở quận Hà Đông (8ha) đã cơ bản đã hoàn thiện, nhưng chưa nghiệm thu. Sở Xây dựng đề xuất TP xử lý những vi phạm trong công viên, đồng thời hoàn thành các thủ tục để nghiệm thu, đưa công viên vào hoạt động.

Công viên văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (98ha) chưa triển khai do chưa lựa chọn nhà đầu tư, Sở Xây dựng đề xuất TP yêu cầu quận Hà Đông thu hồi phần diện tích tạm cho thuê, đồng thời giao Viện Quy hoạch xây dựng lập tổng thể quy hoạch chi tiết công viên.

Với Công viên Đống Đa (7,09ha) dự án được quy hoạch gần 20 năm nhưng chưa được giải phóng mặt bằng. Sở Xây dựng đề xuất TP giao quận Đống Đa chỉ đạo các phòng ban thiết lập hồ sơ, kiến quyết xử lý triệt để các vi phạm đất đai trong khu vực được quy hoạch làm công viên.

Về Công viên hồ điều hòa CV1 ở quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm (27,7ha) được khởi công từ năm 2016 đến nay chưa hoàn thành. Sở Xây dựng đề xuất TP chỉ đạo đơn vị liên quan giải phóng mặt bằng 1.300m2 đất còn lại của công viên và đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường kết nối với công viên.

Cùng với xây mới các công viên kể trên, thời gian tới TP Hà Nội dành nguồn lực cải tạo công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo. Công viên Thống Nhất (48ha) được quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng công viên mở kết hợp dịch vụ. Phần diện tích đất công viên có mục đích công cộng (không thu phí) thực hiện theo hình thức đầu tư công, diện tích có mục đích kinh doanh được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Đối với Công viên Thủ Lệ, hiện cơ sở hạ tầng hiện có trong chưa đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ vui chơi, nghỉ ngơi phục vụ người dân. Để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, Sở Xây dựng đề xuất TP giao Sở Tài chính đề xuất phương án quản lý, khai thác công viên.

Công viên Bách Thảo (10ha) sau nhiều năm khai thác, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng. Sở Xây dựng đề xuất TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và các sở ngành được giao khẩn trương thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Phần diện tích đất công viên có mục đích công cộng (không thu phí) thực hiện theo hình thức đầu tư công, diện tích có mục đích kinh doanh được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Tăng tốc để về đích!

Với việc phát triển đô thị hóa nhanh, TP Hà Nội nhiều năm qua luôn đối mặt với tình trạng thiếu các công viên quy mô lớn, không gian vui chơi hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Để giải quyết vấn đề này, trong kế hoạch của TP giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội sẽ tập trung đôn đốc, giải quyết để hoàn thành 6 công viên với diện tích hàng trăm ha đang trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Theo đó, TP Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 6 công viên, gồm: Công viên Chu Văn An, trên địa bàn huyện Thanh Trì, quy mô 50,93ha, do UBND huyện Thanh Trì đầu tư thực hiện; Công viên và hồ điều hòa CV1 Khu đô thị mới Cầu Giấy, diện tích khoảng 31,7ha, do Cty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng thực hiện, Cty TNHH Phát triển công viên Trung tâm là doanh nghiệp dự án; Công viên Khu đô thị Tây Nam Hà Nội, diện tích 11,2ha, do Công ty TNHH VNT thực hiện;

Công viên văn hóa Kim Quy, diện tích khoảng 101,09ha, nhà đầu tư là Cty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời; Công viên hồ Phùng Khoang, diện tích khoảng 11,8ha, do Liên danh Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và Cty Cổ phần đầu tư và xây dựng đô thị thực hiện; Công viên văn hóa - Vui chơi, giải trí, thể thao quận Hà Đông, diện tích khoảng 96,7ha do UBND quận Hà Đông thực hiện.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và xã hội hạn chế, nên việc thực hiện các dự án xây dựng công viên, cây xanh quy mô lớn của TP Hà Nội đang được tiến hành, nhưng còn chậm. Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết, việc đầu tư công viên có vốn rất lớn. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chỉ được khai thác kinh doanh phần công trình xây dựng (mật độ xây dựng 5%) để thu hồi vốn, nhưng phải tự duy tu, duy trì, quản lý vận hành toàn bộ công viên để phục vụ nhân dân, nên chưa thu hút nhà đầu tư quan tâm.

Để đáp ứng nhu cầu về không gian sinh hoạt công cộng của người dân, TP Hà Nội đang quyết liệt rà soát diện tích dành cho việc xây dựng công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, cùng đó hoàn thiện cơ chế chính sách để đẩy nhanh các công viên lớn đang chậm tiến độ, cũng như hỗ trợ nhà đầu tư trong thực hiện dự án.

TP đặt mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên xây mới, 42 công viên, vườn hoa hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp và 7 khu công viên đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa-xã hội của Thủ đô theo hướng xanh, hiện đại.

Đô thị thông minh Hà Nội hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan toả
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
Hà Nội phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 30 - 35% nhu cầu đến năm 2025
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Du khách Mỹ bị lạc tại Hà Nội vô cùng cảm kích khi được công an giúp đỡ

Du khách Mỹ bị lạc tại Hà Nội vô cùng cảm kích khi được công an giúp đỡ

Thông tin từ Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đơn vị vừa giúp đỡ một du khách Mỹ bị lạc đường, không nhớ khách sạn lưu trú trở về khách sạn an toàn…
Cháy xe khách giường nằm trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương

Cháy xe khách giường nằm trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương

Chiều 17/4, một xe chở khách giường nằm đã bất ngờ bốc cháy trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (đoạn qua huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng phương tiện và nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Tuyên truyền pháp luật giúp người nghiện thay đổi về nhận thức, có lối sống phù hợp

Tuyên truyền pháp luật giúp người nghiện thay đổi về nhận thức, có lối sống phù hợp

Học viên Cơ sở cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội cho biết, báo cáo viên chia sẻ nhiều câu chuyện thực tế về vi phạm pháp luật và với kiến thức mới được tiếp thu, các học viên sẽ điều chỉnh bản thân có lối sống phù hợp hơn với pháp luật và định hướng về sức khỏe cho tương lai.
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Hà Nội tăng cường xe khách phục vụ đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội tăng cường xe khách phục vụ đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội đã triển khai kế hoạch tăng cường số lượng phương tiện vận tải ôtô khách phục vụ vận tải hành khách. Dịp này các bến xe gồm Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm được tăng cường 715 xe khách.
Hà Nội: không để thiếu điện trong mùa hè

Hà Nội: không để thiếu điện trong mùa hè

Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh, sinh hoạt… trên địa bàn TP Hà Nội không bị ảnh hưởng do thiếu điện khi bước vào mùa hè.
Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Hà Nội đêm và sáng sớm có mưa rào và dông, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Hà Nội đêm và sáng sớm có mưa rào và dông, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, sau có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội: nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng không khí

Hà Nội: nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng không khí

Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hoá môi trường thực hiện cho thấy nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm của TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2020 đều vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia gần 2 lần và vượt hơn 8 lần so với khuyến nghị của WHO. TP xuất hiện ô nhiễm NO2 và O3 cục bộ tại một số thời điểm.
Dự báo thời tiết ngày 17/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Nhiều trường đào tạo ngành Báo chí, Truyền thông trên cả nước vừa công bố mức học phí năm học 2024-2025 dự kiến dao động từ 14,3 - 66 triệu đồng.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học (ĐH), tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024. Theo đó, từ ngày 18/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Hà Nội: gần 30.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục

Hà Nội: gần 30.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục

Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường THPT tư thục.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động