Thứ hai 06/05/2024 18:59

Các trường ĐH có khó khăn khi tuyển sinh năm nay?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 kết thúc, một số ý kiến cho rằng, với đề thi như năm nay có khả năng sẽ nhiều điểm cao và do vậy, việc xét tuyển vào các trường ĐH sẽ khó khăn hơn? Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đh Nguyễn Thị Kim Phụng đã trả lời về vấn đề này và cho rằng, trước khi có điểm thi, mọi dự đoán đều chưa thể nói trước, nhưng khối ĐH tất nhiên rất mừng vì đề thi có tính phân loại cao, đó là điều kiện để sàng lọc điểm tuyển sinh.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng lưu ý, khi chưa chấm thì chúng ta không thể vì cảm nhận mà nói điều đó. Tuy nhiên, qua theo dõi dư luận và trao đổi với giáo viên hầu hết các ý kiến đều đánh giá đề năm nay có tính phân loại cao.

“Khối ĐH cũng vui mừng và phản hồi tốt về đề thi năm nay. Nếu tính phân loại của đề cao thì đó sẽ là điều kiện để xét tuyển vào các trường ĐH”, bà Phụng nói.

Bắt đầu từ 26-6, công tác chấm thi sẽ diễn ra, từ 7 đến 15-7 trên cả nước sẽ diễn ra những ngày hội tư vấn tuyển sinh vào các trường ĐH, có sự tham gia của khối các trường nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH, nhằm giúp các thí sinh có những định hướng phù hợp trong chọn ngành, chọn trường, chọn nghề. Đến giữa tháng 7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn ĐH năm nay.

1
Giữa tháng 7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn kỳ ĐH năm 2017. ẢNH TƯ LIỆU

Đặc biệt, cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, từ năm 2018 trở đi Bộ GD&ĐT sẽ không quyết định điểm sàn vào các trường ĐH mà trao quyền cho từng trường ĐH. Bởi theo quy định tuyển sinh hiện nay đã quy định rõ, các quy định về điểm sàn áp dụng trong năm 2017.

Từ năm 2018, có một số điều kiện được bổ sung và khi thực hiện điều kiện được bổ sung đó, các trường cũng sẽ phải thay đổi. Cụ thể, các trường ĐH sẽ phải xây dựng đề án tuyển sinh đầy đủ, hoàn chỉnh. Trong đó, đặc biệt là những quy định về công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, công khai tỷ lệ việc làm của sinh viên theo từng ngành đào tạo trong 2 năm gần nhất và công khai tỷ suất đầu tư đào tạo từng sinh viên trong năm học…

Theo bà Phụng, tất cả những nội dung đó sẽ cung cấp cho xã hội thí sinh điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường thế nào, tỷ lệ việc làm… Sự đầu tư của nhà trường cũng sẽ tương đương với học phí thu. Đó là cơ sở để xã hội giám sát chất lượng và thí sinh lựa chọn được trường phù hợp với ngành học, trình độ năng lực, mức điểm thi của mình… “Khi đã cung cấp cho thí sinh, xã hội tất cả điều kiện lựa chọn rồi thì Bộ GD&ĐT có thể không cần thiết phải quy định điểm sàn nữa mà trao quyền đó cho từng trường và xã hội sẽ có quyền lựa chọn”, bà Phụng nói.

Từ năm 2018 trở đi, điểm sàn do các trường ĐH quyết định phù hợp với điều kiện mà Bộ đã đưa ra. Và đó cũng là quá trình đảm bảo quyền tự chủ của trường ĐH, vừa cung cấp đầy đủ thông tin cho xã hội để thí sinh tự lựa chọn ngôi trường ĐH phù hợp với bản thân.

Phan Thủy / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động