Các giải pháp để Vùng động lực phía Bắc bứt phá
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVùng động lực phía Bắc cũng đóng vai trò một cửa ngõ kinh tế và cầu nối giao thương của Việt Nam với thế giới |
Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Phạm Thu Phong - TBT Thời báo Tài chính Việt Nam nhấn mạnh, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với 3 hạt nhân là TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Quảng Ninh - là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.
Phát huy tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua, các tỉnh, TP thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển. Nhờ đó, sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của vùng đạt 9,08%/năm, cao nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm.
Tuy đạt được nhiều kết quả ấn tượng, nhưng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang phải đối mặt với không ít thách thức như: Chưa có nhiều các dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao; năng lực đổi mới sáng tạo và sức cạnh tranh của các địa phương trong vùng không đồng đều; liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa thực chất...
Theo TS. Đỗ Minh Thụy, Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Hải Phòng, có thể thấy vùng động lực phía Bắc giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội là động tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế địa phương, kinh tế vùng và kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, vùng động lực phía Bắc cũng đóng vai trò một cửa ngõ kinh tế và cầu nối giao thương của Việt Nam với thế giới. “Khu vực này đang hội tụ những lợi thế nổi trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đây sẽ là vùng trọng điểm, là đầu tàu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, TS. Đỗ Minh Thụy cho hay.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, để phát triển vùng động lực phía Bắc, có nhiều giải pháp có thể áp dụng. Trước tiên, cần cải thiện tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Những bài học, kinh nghiệm tốt trong sử dụng hiệu quả các nguồn vốn như Quảng Ninh thời gian qua cần được lan tỏa tới các địa phương khác. Mặt khác, cần coi khoa học công nghệ là động lực, là một trong những bước đột phá để có định hướng hiệu quả hơn, thay đổi cách huy động, cung cấp nguồn lực cho việc phát triển khoa học công nghệ.
Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho khối DN tận dụng tối đa cơ hội để chuyển đổi năng lượng hiệu quả bởi phát triển “xanh” đang là xu thế của thế giới. Qua quá trình thay đổi, DN sẽ nhìn thấy cơ hội thay đổi, tận dụng các cơ hội phát sinh để phát triển hết dư địa cũng như năng lực đổi mới, sáng tạo của họ. Khi phát triển “xanh” hiệu quả mới thu hút được dòng vốn FDI hiệu quả.
Đáp ứng được xu thế thì mới thu hút dòng vốn tốt, tận dụng được cơ hội. Thu hút nhân tài cũng là một nội dung cần đổi mới sáng tạo, phải coi đó là giải pháp đột phá. Vùng động lực phía Bắc là nơi có nhân lực chất lượng cao, cần tiếp tục đổi mới về thể chế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực bứt phá trong thời gian tới.
TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù của vùng, qua đó, giải quyết những nút thắt, giúp huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và vùng động lực phía Bắc nói riêng.
Đồng thời, hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng tỷ trọng thu nội địa, khai thác tốt thuế thu từ tài nguyên đi cùng với công tác bảo vệ môi trường.
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, sự ổn định của chính trị cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của DN nước ngoài. Nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam từ 30 năm nay vì Việt Nam rất ổn định về chính trị, rất an toàn nên các nhà đầu tư chúng tôi rất an tâm khi đầu tư tại đây. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ sinh thái về tài chính. Chúng tôi mong muốn khung pháp lý tài chính hoàn thiện, đồng bộ để phát triển hệ sinh thái tài chính, hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp và các nhà đầu tư. |
Hà Nội: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút hành khách đến với vận tải công cộng | |
Bất động sản Hà Nội chờ đợi sự bứt phá mạnh mẽ |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại