Thứ bảy 23/11/2024 18:15

Các bệnh viện phải có hướng đi riêng cho người bị ho sốt, đau rát họng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các bệnh viện vẫn phải có hướng đi riêng cho người bị ho sốt, đau rát họng
Các bệnh viện phải có hướng đi riêng cho người bị ho sốt, đau rát họng

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 tại nước ta giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bệnh viện, người đang điều trị các bệnh nếu mắc Covid-19 sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị. Do vậy, Bộ Y tế đề nghị, cần tổ chức sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm, phát hiện và điều trị Covid-19 sớm. Các khoa tập trung người bệnh nặng, có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa lây nhiễm SARS-CoV-2.

Dựa trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế, bệnh viện chủ động xây dựng, cập nhật và duy trì quy trình đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, xét nghiệm, điều trị và chuyển viện cho người mắc Covid-19 theo hướng linh hoạt, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Về công tác sàng lọc, phân luồng, Bộ Y tế đề nghị, tại các cổng tiếp nhận bệnh nhân, cần đặt biển báo: “Hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác”.

Biển báo có thể bổ sung các nội dung khác như các dấu hiệu khác, số điện thoại đường dây nóng... Biển báo có đèn chiếu sáng để nhìn rõ vào ban đêm. Phía sau biển báo cần có biển chỉ dẫn đến khu vực khám sàng lọc Covid-19 (hoặc đến khoa/đơn nguyên truyền nhiễm của bệnh viện được phân công khám sàng lọc).

Trong trường hợp bệnh viện có đặc thù như quy mô lớn, mặt bằng rộng hoặc các lý do đặc thù khác, bệnh viện có thể thiết lập và tổ chức sàng lọc người bệnh ngay tại cổng bệnh viện hoặc tại một số khoa, trung tâm, khối nhà của bệnh viện theo các nguyên tắc chung.

Với các trường hợp đến khám tại bệnh viện, người bệnh nội trú, nếu nhân viên y tế nghi ngờ mắc Covid-19 với các dấu hiệu như: Ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác hoặc các dấu hiệu bất thường khác liên quan sau khi khám sàng lọc sẽ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.

Bộ Y tế đề nghị, bệnh viện tập trung đánh giá nguy cơ và phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 để chỉ định xét nghiệm cho người bệnh trước khi làm phẫu thuật, người bệnh tại các khoa có nguy cơ cao như hồi sức tích cực, đột quỵ, lọc máu (thận nhân tạo), hậu phẫu và người bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn trên nguyên tắc bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao, hạn chế tối đa lây nhiễm.

Các đối tượng khác như: Người chăm sóc người bệnh, người cung ứng dịch vụ cho bệnh viện, người đến công tác, làm việc với bệnh viện, học viên, khách đến thăm, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 cần chủ động đến khu vực khám sàng lọc Covid-19 và thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế.

Theo Bộ Y tế, Quyết định số 1226 có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2022, thay thế cho Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế.

Từ ngày 15/5, người nhập cảnh vào Việt Nam không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2
Bộ Y tế đốc thúc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi
Tiếp tục giám sát biến thể mới của SARS-CoV-2 liên quan đến người nhập cảnh
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động