Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm việc với một số tỉnh phía Nam về đầu tư công
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Bộ Trưởng Hồ Đức Phớc nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng cầu Vàm Cái Sứt. Ảnh: MOF |
Buổi làm việc được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc dự và chủ trì tại điểm cầu Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng bình quân chung của cả nước đạt 15,66% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, có 3/12 địa phương nêu trên có số giải ngân thấp hơn bình quân chung cả nước: Đồng Nai (11,58%), Gia Lai (7,57%), Bình Dương (13,16%).
Thực tế tính đến đến 30/4/2023, 3 địa phương triển khai giải ngân được 3.212,7 tỷ đồng, đạt 11,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; ước 5 tháng năm 2023 giải ngân được 4.974,345 tỷ đồng, đạt 17,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể như sau: Tỉnh Đồng Nai đạt 10,85%, ước 5 tháng đạt 20,99%; Gia Lai đạt 335,256, ước 5 tháng đạt 12,74%; Bình Dương đạt 13,21%, ước 5 tháng đạt 16,03%.
Ngoài ra, theo báo cáo của các địa phương đều có các dự án chưa giải ngân hoặc số vốn đã giải ngân rất thấp (dưới 5% kế hoạch vốn năm 2023), chẳng hạn tỉnh Đồng Nai 20 dự án; tỉnh Gia Lai 17 dự án; tỉnh Bình Dương 19 dự án.
Theo báo cáo của 3 địa phương, nguyên nhân chậm giải ngân vốn liên quan đến Luật Đầu tư công, Luật Đất đai. Ngoài ra, việc điều chỉnh, bổ sung một số dự án phải thông qua HĐND các cấp (tại kỳ họp HĐND cuối năm kế hoạch để triển khai kế hoạch năm sau ngay sau kỳ họp của Quốc hội).
Do đó, địa phương kiến nghị chấp thuận cho địa phương được phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương trong năm kế hoạch.
Còn về tổ chức thực hiện, các địa phương cho rằng công tác giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề chính ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.
Nguyên nhân được nêu là chính sách giá bồi thường hỗ trợ không phù hợp với thực tế; quy trình thủ tục phức tạp, qua nhiều bước, trong điều kiện thuận lợi cũng phải gần 1 năm mới tiến hành chi trả được cho người dân, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Những tháng đầu năm các chủ đầu tư thường đang tập trung thực hiện công tác đo vẽ, kiểm đếm, công bố thu hồi đất theo quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên chưa bàn giao được mặt bằng cho nhà thầu thi công… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân chậm.
Trong ngày 14/5, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cùng các thành viên Đoàn công tác đã đi kiểm tra, khảo sát 2 dự án đầu tư công ở Đồng Nai là dự án xây dựng Cầu Vàm Cái Sứt và dự án xây dựng đường ven sông Đồng Nai.
Đây là 2 dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng, khởi công vào năm 2020 và 2021 nhưng đến nay đang chậm tiến độ; trong đó, dự án xây dựng Cầu Vàm Cái Sứt đã phải gia hạn 2 lần, đến tháng 5/2024 mới hoàn thành. Dự án đường ven sông Đồng Nai, nhà thầu đang làm thủ tục gia hạn lần 1. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chậm giải phóng mặt bằng.
Tổ công tác số 5 của Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung cả nước là: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.
Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 9,69% kế hoạch trong quý 1/2023 | |
Gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế | |
5 giải pháp cần tập trung gỡ “nút thắt” đầu tư công |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại