Thứ năm 02/05/2024 07:07

Bỏ trăm triệu đồng để chữa "bệnh đồng tính" cho con

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Gia đình mình luôn cho rằng mình là đứa không bình thường, bị "bệnh" và cần phải đi điều trị tâm lí. Ngoài ra bố mẹ mình bảo mình là đứa bất hiếu, chỉ biết nghĩ đến bản thân... Hiện giờ mẹ mình đang cố tìm một trung tâm điều trị tâm lí và cả trăm triệu để chữa trị "bệnh đồng tính".
Bỏ trăm triệu đồng để chữa
Nhiều người trong cộng đồng LGBT bị gia đình, người thân cho rằng bị "bệnh"

Đó là chia sẻ của một nhân vật tham gia vào chiến dịch "Leave with Pride"-Ngưng bệnh lý hoá người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam do Viện iSEE khởi xướng tháng 11/2021.

Áp lực vì bị gia đình bắt đi chữa "bệnh đồng tính"

Bạn nữ đó chia sẻ: "Là một người thuộc cộng đồng, mình gặp nhiều khó khăn trong việc nói chuyện với gia đình về chuyện này. Gia đình mình luôn cho rằng mình là đứa không bình thường, bị "bệnh" và cần phải đi điều trị tâm lí.

Ngoài ra bố mẹ mình bảo mình là đứa bất hiếu, chỉ biết nghĩ đến bản thân không nghĩ gia đình vì bố mẹ cho rằng khi họ hàng, xã hội biết mình đồng tính, họ sẽ có thái độ kì thị, khinh thường mình và ảnh hưởng tới bố mẹ và dòng họ (gia đình mình rất gia giáo, từ các thế hệ tổ tiên đều có vị trí và học vấn cao trong xã hội).

Hiện giờ, mẹ mình đang cố tìm một trung tâm điều trị tâm lí và cả trăm triệu để chữa trị " bệnh đồng tính".

Nhưng mọi thứ còn kinh khủng hơn nữa khi mẹ mình và mẹ người yêu mình hợp tác để vùi dập tình yêu của bọn mình, mẹ người yêu mình thì ra sức miệt thị với đủ loại từ ngữ kinh khủng nhất trên đời này "sai lầm", "bệnh hoạn","ấu trĩ",... (nhiều từ nữa nhưng mình không được kể hết) khiến bạn ấy luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn bã và luôn khóc mỗi khi nhắc đến xu hướng tính dục.

Một cách nữa mà phụ huynh dùng là thu tất cả máy, vào nick mạng xã hội của bọn mình để đọc rồi lôi ra để mỉa và tự động đăng nhập vào facebook của bạn ấy để block mình."

Tương tự là một trường hợp khác đã cảm thấy vô cùng cô đơn bởi "Ba mẹ mình nghĩ rằng mình bị “bệnh tâm lý” khi họ phát hiện ra trong nhật ký của mình ghi rằng mình là người đồng tính. Và trong môi trường làm việc, mình đã không ít lần nghe thấy cụm từ “bị bê đê”, điều đó thật sự làm cho mình cảm thấy tủi thân rất nhiều, cảm thấy mình bị cô lập khỏi mọi người".

Một bạn nam bày tỏ: "Bố em sau khi biết được em là người đồng tính thì đã lớn tiếng với em... Khi em chia sẻ từ tốn với bố thì bố em cho qua hết, và nói việc WHO loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh chỉ là hình thức vớ vẩn. Đỉnh điểm khi em vẽ một bức tranh liên quan đến LGBT để treo trong phòng thì bố em lấy ra và chửi bới em thậm tệ, còn cho biết luôn là bố em quen rất nhiều người có thể chữa "bệnh đồng tính", chỉ cần em còn có "triệu chứng" thì bố em sẽ lôi đi luôn...".

Theo ông Bùi Minh Đức, Điều phối viên truyền thông của Viện iSEE, sau khi kết thúc chiến dịch “Leave with PRIDE” tại Việt Nam vào tháng 3/2022, Viện iSEE đã tổng hợp 76.084 chữ ký ủng hộ cùng với thư ngỏ và đơn kiến nghị tới TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam(WHO Việt Nam) với mong muốn WHO lên tiếng khẳng định lại quan điểm đồng tính, chuyển giới không phải là bệnh hay rối loạn tâm lý, được quy định trong ICD-10 và ICD-11; Và mong muốn WHO dưa ra các khuyến cáo nghiêm cấm các biện pháp cố gắng "chữa trị" người LGBT.

Bỏ trăm triệu đồng để chữa "bệnh đồng tính" cho con
Mọi người cho rằng LGBT có thể chữa trị được

LGBT hoàn toàn không phải là bệnh lý

Theo WHO và các Hiệp hội ngành nghề tâm lý và tâm thần trên thế giới, LGBT hoàn toàn không phải là một bệnh lý. Các nỗ lực nhằm thay đổi danh tính của một người đồng tính hay chuyển giới đã được chứng minh là không mang lại các thay đổi lâu dài. Ngược lại, nó còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và thể chất cho người LGBT.

Những phát biểu của WHO Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định rõ ràng rằng các hình thức bạo hành này là sai trái, lỗi thời, không hiệu quả và có thể để lại những tổn thương không thể khắc phục được lên người LGBT. Bất chấp những tiến bộ trong việc công nhận và bảo vệ sức khỏe của người LGBT trên toàn thế giới, các liệu pháp chữa trị, và rộng hơn, hiểu lầm về việc LGBT là bệnh vẫn còn tồn tại ởViệt Nam. Người LGBT thường xuyên là nạn nhân của việc “chữa trị” nhằm giúp họ khỏi “bệnh”, từ bắt buộc thay đổi ngoại hình, ép đi gặp bác sĩ hoặc thầy cúng, ép dùng thuốc, ép kết hôn cho tới hiếp dâm để chữa trị.

Cứ 5 người LGBTIQ thì có 1 người bị ép đi gặp bác sĩ sau khi tiết lộ danh tính là người LGBT, và hơn 60% người LGBT phải đối mặt với áp lực tâm lý khi phải tuân theo các chuẩn mực dị tính. Sự phân biệt đối xử và bạo lực đối với người LGBT dẫn đến những tổn thương về thể chất và tinh thần không thể bù đắp, góp phần làm tăng tỷ lệ người có ý định tự tử trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Mới đây, trong thư phản hồi tới Viện iSEE, Tổ chức Y tế thế giới khẳng định sẽ luôn đứng trên các quan điểm y học cập nhật nhất về việc không xem đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh hay rối loạn tâm lý. Ông Kidong Park cũng nhấn mạnh rằng: Các cố gắng để thay đổi xu hướng tính dục của một người là thiếu cơ sở khoa học, và không thể chấp nhận về y đức, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và quyền của người bị tác động.

Cuối thư, người đứng đầu WHO tại Việt Nam cam kết tiếp tục làm việc với các bên liên quan, từ nhà nước, cộng đồng và người dân để đảm bảo sức khỏe, quyền và phẩm giá của mọi người.

Đỗ Nhật Hà trình diễn mờ nhạt tại đêm bán kết Hoa hậu Chuyển giới quốc tế
Chia sẻ của Hương Giang sau khi kết thúc nhiệm kỳ Hoa hậu Chuyển giới quốc tế
Đã tìm ra Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2020
Ca sĩ Đức Tuấn "tạo sóng" trên mạng khi phát ngôn về "LGBT"
Cộng đồng LGBT Việt xúc động với phần 3 “Kiếp này con nợ mẹ”
Cẩn trọng khi sản xuất các game show về cộng đồng LGBT
Chiếu phim xoay quanh chủ đề Giới, bản dạng và quyền LGBT
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động