Thứ ba 30/04/2024 04:18

Bình dị nghề tò he xuống phố

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vào mỗi dịp cuối tuần, du khách thong thả dạo bước trên các tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm sẽ khó quên hình ảnh những chiếc sạp nhỏ bày biện đủ hình thù các con vật nhiều màu sắc.
Sạp tò he là điểm đến yêu thích của các em nhỏ. Ảnh: Mộc Miên
Sạp tò he là điểm đến yêu thích của các em nhỏ. Ảnh: Mộc Miên

Đó là những con tò he (hay còn gọi là con giống bột) được các nghệ nhân làng nghề nặn tò he Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) giới thiệu và bày bán trên phố. Trước đây, người dân làm nghề tò he rong ruổi khắp các tuyến ngõ, công viên, các mùa lễ hội, nghề truyền thống từng một thời vô hình bởi quá trình đô thị hóa thì nay được hồi sinh, trở thành điểm nhấn độc đáo giữa lòng phố.

Với không gian nhỏ nhưng điều lạ các sạp tò he luôn “đắt” khách, trẻ em xúm xít vây quanh. Dưới ánh mắt tò mò xen lẫn thán phục, từ cục bột vô tri được các thợ nghề nhào nặn khéo léo, biến hóa đa dạng thành các hình thù ngộ nghĩnh.

Theo các nghệ nhân làng nghề Xuân La, nguyên liệu chính để nặn tò he từ gạo nếp được xay mịn, thấu kỹ rồi vê thành viên bánh nhỏ, luộc chín, để nguội sau đó được phối từ các màu lá dân gian. Có thể kể đến màu vàng của củ nghệ già, quả dành dành, màu đỏ từ dầu gấc, màu xanh từ lá trầu không hay màu tím từ lá thổ cẩm… Các cục bột tiếp tục được hấp chín để tạo độ bóng và tăng thêm kết dính.

Các công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng để hoàn thiện thành phẩm đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi nếu trộn quá nhiều nước thì cục bột bị nhão và nếu không tính toán được thời tiết giữa mùa đông, mùa hè, địa điểm bán ở ven biển sẽ dễ bị khô, không giữ được độ bền.

Bắt kịp nhu cầu của trẻ em, những cục bột màu được nhào nặn đủ hình thù các con vật, từ con gà, con rồng, mèo máy doraemon, người nhện, nàng tiên cá… Sạp tò he xuất hiện nhiều trên phố, mang niềm vui đến với bao thế hệ trẻ thơ.

Xuống phố, trẻ em được tận hưởng không gian xanh mát, thoáng đãng cùng với cơ hội tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống. Thống kê Hà Nội có 318 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Trong đó, sản phẩm tò he làng nghề Xuân La được TP Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Nếu làng Vòng, làng Bát Tràng có gốm, làng Mông Phụ có tương thì làng Xuân La nhờ tò he… Đến nay, các sản phẩm làng nghề truyền thống được giới thiệu đậm nét tại các lễ hội du lịch Hà Nội và đang trở thành sản phẩm du lịch ẩm thực độc đáo.

Những ngày cuối tuần, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm nhộn nhịp dòng người qua lại, bên cạnh các trò chơi dân gian như ô ăn quan thì các sạp tò he đủ sắc màu như góp thêm chút sắc nắng cho những ngày chớm hạ.

Người thổi hồn vào“những con giống bột”
Yêu lắm tò he
Hồi sinh đồ chơi trung thu thất truyền của trẻ em Hà Nội xưa
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
“Giữ lửa” hương vị cháo se Hạ Mỗ

“Giữ lửa” hương vị cháo se Hạ Mỗ

Nhắc đến ẩm thực Đan Phượng sẽ khó bỏ qua món cháo se truyền thống. Món ăn dân dã đồng quê nay đã trở thành thức quà trên phố, níu chân du khách xa, gần.
Vợ NSƯT Phạm Cường xuất hiện trong "Trạm cứu hộ trái tim" nhưng có nhiều ân oán với "chồng"

Vợ NSƯT Phạm Cường xuất hiện trong "Trạm cứu hộ trái tim" nhưng có nhiều ân oán với "chồng"

NSND Thu Quế - bà xã của NSƯT Phạm Cường (vai bố Ngân Hà) sẽ xuất hiện trong phim "Trạm cứu hộ trái tim". Tuy nhiên, chị không đóng cặp với chồng mà đóng vai mẹ của Vũ (Trương Thanh Long).
"Nữ hoàng nước mắt" soán ngôi "Hạ cánh nơi anh" nhưng tập cuối vẫn bị chê

"Nữ hoàng nước mắt" soán ngôi "Hạ cánh nơi anh" nhưng tập cuối vẫn bị chê

Dù tập cuối "Nữ hoàng nước mắt" có rating (tỷ suất người xem) khủng, vượt mặt "Hạ cánh nơi anh" nhưng vẫn bị chê có nhiều tình tiết vô lý.
Hà Nội dịu dàng trong ánh hoàng hôn

Hà Nội dịu dàng trong ánh hoàng hôn

Hoàng hôn ở Hồ Tây là một trong những điều ấn tượng và quyến rũ nhất khiến tối muốn gắn bó và thêm yêu Hà Nội. Tôi thích lang thang ở Hồ Tây vào một buổi chiều tà có nắng, có gió, thích cảm giác mong ngóng, chờ đợi hoàng hôn xuất hiện và nhìn ngắm nó thật tĩnh lặng, bình yên…
Cội nguồn sức mạnh!

Cội nguồn sức mạnh!

Hà Nội của những ngày tháng 4 thật nhộn nhịp với cái nắng vàng đang trải thảm muôn nơi. Trong nhịp sống hối hả đó, tôi không quên cùng các con tận hưởng những ngày cuối tuần nhẹ nhàng và dịu êm.
Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người

Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người

Với thành tích 123 lần hiến máu, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) được vinh danh "Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023" trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Đồng Tháp: 28 hoạt động trong lễ hội sen lần 2

Đồng Tháp: 28 hoạt động trong lễ hội sen lần 2

Ngày 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo công bố Lễ hội sen lần thứ II năm 2024, với chủ đề “Rạng ngời sắc sen” nhằm tôn vinh hoa sen, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế, thúc đẩy phát triển ngành hàng sen gắn với phát triển du lịch và hình ảnh địa phương.
Văn khấn rằm tháng 3 năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn rằm tháng 3 năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam

Theo phong tục, các gia đình đều làm lễ cúng ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thì bài văn khấn ngày rằm 15 âm lịch cũng được xem là nội dung không thể thiếu khi làm lễ. Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm tháng 3 đầy đủ để các bạn tham khảo và thực hiện khi khấn lễ.
NSND Quang Lẫm: "Đã lên sân khấu thì dù vai nhỏ nhất cũng phải thật nghiêm túc và hết mình"

NSND Quang Lẫm: "Đã lên sân khấu thì dù vai nhỏ nhất cũng phải thật nghiêm túc và hết mình"

NSND Quang Lẫm - Giám đốc Nhà hát Chèo Bắc Giang là một trong những nghệ sĩ vừa được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Đây là phần thưởng xứng đáng cho những cống hiến không ngừng nghỉ của nam nghệ sĩ dành cho nghệ thuật nước nhà trong suốt 36 năm qua.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động