Băn khoăn miễn học phí đối với học sinh THCS
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhiều ý kiến đóng góp khi Bộ GD&ĐT tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi cho rằng việc miễn học phí đối với học sinh đến bậc THCS thể hiện sự ưu việt đối với chính sách giáo dục, góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho các vùng khó khăn đạt chuẩn phổ cập giáo dục.
Tuy nhiên cũng đề nghị Chính phủ sớm có chính sách đồng bộ bù thu, chi cho các nhà trường, nhất là trường vùng khó khăn để có kinh phí hoạt động khi thiếu hụt nguồn thu học phí.
Cô Đỗ Thị Lan Hương – Hiệu trưởng trường THCS Kỳ Lâm, Sơn Dương (Tuyên Quang) cho biết: ý kiến giáo viên thực sự rất vui mừng khi dự thảo Luật Giáo dục được đưa ra. Là trường vùng khó khăn nên hàng năm, nhà trường gặp khó khăn khi huy động trẻ đến trường do những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Có năm nhà trường phải miễn giảm thu học phí đến 100 trẻ có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học.
Nhiều ý kiến đồng tình với Bộ GD&ĐT về đề nghị miễn học phí đến cấp THCS, nhưng còn đề xuất thêm việc miễn học phí cho cả cấp mầm non và khối các trường tư thục. ẢNH: P.T |
Do vậy khi dự thảo luật đưa ra nội dung miễn học phí nên các nhà giáo rất vui mừng. Các điểm về trung tâm hoạt động cộng đồng, trung tâm dạy nghề cũng được nhiều giáo viên đón nhận theo tinh thần dự thảo luật.
Còn ông Bùi Đình Thanh, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết: Việc miễn đóng học phí ở cấp THCS không đáng bao nhiêu so với mức đóng góp nên việc miễn học phí là cần thiết. Điều này rất được người dân mong chờ và nếu có thể thì nên mở rộng thêm cả cấp mầm non.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó GĐ Sở GD&ĐT Nam Định đề nghị miễn học phí cho cả các em học sinh trường tư thục. Theo ông Tiến Dũng, nếu học phí chỉ miễn cho trường công lập, các em không đỗ vào trường công lập phải học tư thục sẽ đóng hoàn toàn chi phí sẽ rất lớn (khoảng 1,5 triệu đồng/em).
Mới đây, ông Ngô Văn Thịnh- Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT) tại Hội nghị “Đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa Bộ Tư pháp và Bộ GD&ĐT năm 2017 nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục” thông tin: Theo quy định của Luật Giáo dục và Nghị định 86 của Chính phủ thì toàn bộ học sinh cấp tiểu học thì không phải đóng học phí. Còn lại học sinh ở cấp mầm non, học sinh cấp THCS thì vẫn phải đóng học phí.
Nhà nước chỉ thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện chính sách như học sinh hộ nghèo, học sinh dân tộc và thực hiện miễn học phí đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
Đồng thời thực hiện miễn học phí đối với học sinh mẫu giáo và học sinh, sinh viên tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế và đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo. Ngoài ra còn thực hiện miễn học phí đối với học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông là con hạ sĩ quan, binh sĩ chiến sĩ học sinh hệ cử tuyển, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ông Thịnh cho rằng, chính sách về học phí hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, khoản 1 Điều 11 quy định: “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước”.
Tuy nhiên đến nay Nhà nước mới chỉ thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh Tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí, trong đó có học sinh THCS. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Ngoài ra hiện nay phần lớn học sinh mầm non, học sinh THCS và học sinh phổ thông sống ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng có thu nhập tương đối thấp. Mặc dù mức thu học phí không cao nhưng cũng gây khó khăn cho các gia đình, đặc biệt các gia đình tiệm cận hộ nghèo.
Việc miễn học phí cho cấp THCS hoàn toàn phù hợp với tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết khẳng định từ sau năm 2020, bậc học phổ thông sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm.
Luật Giáo dục hiện hành cũng đã quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Đây là những căn cứ để Bộ GD&ĐT đề xuất việc miễn học phí cho học sinh bậc THCS.
Tại hội nghị đánh giá tình hình, triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng, chống ngộ độc Methanol, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã yêu cầu các sở, ngành quận huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, tổng kiểm tra rượu từ sản xuất đến tiêu dùng. Cụ thể, thành lập 10 đoàn kiểm tra độc lập, liên ngành từ 16-3 đến 15-4 tiến hành kiểm tra, xử lý những sai phạm liên quan. Các quận, huyện, thị xã giao các Chủ tịch và Phó Chủ tịch phường, xã, thị trấn trực tiếp đi kiểm tra thường xuyên hàng tuần. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại