Bài 2: Có thể xử lý hình sự đối tượng kích động, tấn công mạng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ Công an vào cuộc
Mới đây, Báo Điện tử VOV (thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam) đăng tải hai bài viết liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ Khu du lịch Đại Nam) gồm: “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm” và “Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.
Ngày 28-5, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội. Trong văn bản đề nghị xử lý các đối tượng lợi dụng livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật. |
Loạt bài viết ghi chép khách quan ý kiến của các chuyên gia, không chụp mũ hay thể hiện quan điểm chủ quan của tác giả, tòa soạn. Trong 2 bài viết, các chuyên gia là chính khách, luật sư, nhà báo... nêu quan điểm: Cá nhân có quyền tự do ngôn luận nhưng phải thực hiện quyền đó trong khuôn khổ pháp luật. Không thể lợi dụng mạng xã hội, livestream để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Vấn đề này đã được luật hóa và thể hiện trong Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, BLHS 2015 và một số văn bản khác.
Tuy nhiên, sau khi loạt bài viết được đăng tải, một số đối tượng đã có hành vi kích động, tạo các tài khoản ảo để tấn công nhiều nền tảng của Báo Điện tử VOV. Trong đó đỉnh điểm là việc tấn công DDos (từ chối dịch vụ) nhằm vào Báo Điện tử VOV trong ngày 13-6; tấn công Fanpage của của báo; gửi email, gọi điện xúc phạm đến các nhân vật đã trả lời phỏng vấn, xúc phạm phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe dọa, thóa mạ...
Một trong những lời kêu gọi tấn công mạng Báo điện tử VOV được đăng tải trên mạng xã hội |
Thậm chí, trên trang Facebook của tài khoản N.H.K xuất hiện bài viết hướng dẫn cách để tấn công vào các phương tiện của VOV và kêu gọi cư dân mạng dùng những cách này để tấn công, với những nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật rất rõ ràng.
Ngay sau khi xảy ra sự việc nghiêm trọng trên, Báo điện tử VOV đã có công văn khẩn gửi các cơ quan chức năng đề nghị phối hợp xử lý nghiêm vụ việc, đồng thời đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, truy tìm thủ phạm. Cục An ninh mạng và tội phạm và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cũng đã tiến hành điều tra.
Cần làm rõ động cơ, mục đích của đối tượng
Liên quan đến vụ việc này, một số chuyên gia pháp lý cho rằng, VOV là một Đài phát thanh quốc gia. Việc các đối tượng kích động, kêu gọi tấn công VOV thể hiện sự coi thường pháp luật. Do đó, cần phải xử lý nghiêm và điều tra xem các đối tượng có mục đích lợi dụng sự kiện này để chống phá Nhà nước hay không? Cũng cần điều tra xem có đối tượng nào đứng sau “đạo diễn” vụ tấn công mạng Báo điện tử VOV(!?).
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng: “Có thể xử lý hình sự đối tượng kích động, tấn công mạng Báo điện tử VOV” |
Đánh giá về vụ việc, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, những hành động của các đối tượng đã thể hiện rất rõ hành vi tấn công mạng được thể hiện tại Điều 19, Luật An ninh mạng năm 2018. Theo đó, tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử. Tùy vào tính chất, mức độ mà các đối tượng sẽ bị xử lý hành chính, xử lý hình sự theo quy định.
Căn cứ vào những thông tin ban đầu và diễn biến của vụ việc, luật sư Nguyễn Hồng Thái đánh giá, hành vi của các đối tượng có dấu hiệu cấu thành tội “Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” được quy định tại Điều 287, BLHS năm 2015.
Khoản 1 Điều 287, BLHS năm 2015 quy định: Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Nghiêm trọng hơn, tại khoản 3 của điều luật trên quy định, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm: Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật Nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin.
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia Tội phạm học, Bộ Công an cho biết: “Những hành vi tấn công trên không gian mạng kể trên đương nhiên là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một loại tội phạm được quy định trong BLHS. Tấn công DDos là loại tấn công làm nghẽn mạng, hạn chế truy cập. Phương thức tấn công này thường gặp trong thời gian gần đây để tống tiền các đơn vị, doanh nghiệp, khiến họ không thể truy cập vào trang. Khi đó, những doanh nghiệp phải trả tiền cho hacker thì mới được gỡ bỏ tấn công. Đây là một dạng tội phạm công nghệ cao, cần được trình báo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật”. |
Nhìn lại các vụ tin tặc tấn công từ việc Báo Điện tử VOV bị đánh sập Trưa 12-6-2021, toàn bộ các nền tảng xã hội của Báo Điện tử VOV trên Google, Facebook bị liên tục bị spam, kêu gọi tẩy ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại