Thứ bảy 23/11/2024 07:15
Báo Điện tử VOV bị tấn công

Bài 1: Những vụ tấn công "đình đám" của tin tặc tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trưa 12-6-2021, toàn bộ các nền tảng xã hội của Báo Điện tử VOV trên Google, Facebook bị liên tục bị spam, kêu gọi tẩy chay... Nhiều tài khoản khác nhau vào bình luận ác ý, chửi bới, đánh giá VOV 1 sao trên Google Map. Đến sáng 13-6, việc truy cập vào địa chỉ vov.vn rất khó khăn, chập chờn. Đến 13g cùng ngày, báo Điện tử VOV không thể truy cập trong nhiều giờ sau đó.

Theo bộ phận kỹ thuật của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, các đối tượng đã sử dụng cách thức tấn công DDos từ chối dịch vụ, tức là cho một lượng lớn truy cập ồ ạt cùng một thời điểm, làm tràn băng thông, khiến người đọc không thể truy cập vào trang web.

Sự việc hiện đang khiến rất nhiều người bức xúc, đồng thời cũng dấy lên sự lo ngại trước sự manh động của những nhóm tội phạm công nghệ cao. Việc tấn công vào một trang web chính thức của VOV chỉ ra rằng, không chỉ VOV, mà tất cả những trang web của bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng có thể là đối tượng để tin tặc thực hiện hành động ngông cuồng này.

Bài 1: Những vụ tấn công
Báo điện tử VOV bị tấn công ngày 12-6

Không chỉ mới đây VOV bị đánh sập người ta mới lo ngại, đã từng có rất nhiều tờ báo, trang web đã bị đánh sập trước đó.

Rạng sáng 22-11-2010, báo điện tử Vietnamnet đã bị hacker tấn công khiến độc giả không thể truy cập vào websie. Theo VietNamNet, đây là lần thứ hai website này bị tấn công. Lần thứ nhất cách khoảng ba tuần và rơi vào thứ bảy, chủ nhật. Thời gian để các cán bộ kỹ thuật của VietNamNet khắc phục sự cố vào khoảng một ngày.

Thời điểm đó, Vietnamnet cũng không lý giải được nguyên nhân tại sao tin tặc lại nhằm vào mình. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận định, nguyên nhân đánh sập VietNamNet có thể hacker vì muốn “ghi điểm”, cạnh tranh không lành mạnh, trả đũa hoặc dùng báo này làm bàn đạp để phát tán virus…

Nếu như đánh sập các trang báo chỉ để “ghi điểm”, hoặc dằn mặt… thì với cuộc tấn công vào hệ thống thông tin của VietNam Airline năm 2016 lại hoàn toàn với mục đích khác. Theo đó, khoảng 16g ngày 29-7, tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất… nhiều hành khách đang làm thủ tục hốt hoảng khi nhìn thấy thông tin chuyến bay bất ngờ thay đổi. Trên màn hình hiển thị các thông tin kích động, xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Biển Đông. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự.

Cùng thời điểm, trên website của Vietnam Airline cũng bị thay đổi nội dung, đồng thời đăng tải thông tin của hơn 400.000 thành viên Golden Lotus. Người dùng khi truy cập vào trang web của Vietnam Airline nhận được thông báo website đã bị hack, nội dung trang chủ bị thay đổi hoàn toàn.

Sau đó không lâu, ngày ngày 8-3-2017, nhiều người không thể truy cập vào trang web của sân bay Tân Sơn Nhất. Thậm chí trên trang chủ của website này, hacker còn để lại dòng chữ: “Bạn đã bị hack”.

Tình trạng tin tặc tấn công cũng xuất hiện tại website cung cấp thông tin lịch trình các chuyến bay, dịch vụ hỗ trợ mặt đất của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá, Tuy Hòa. Sau ít ngày, hệ thống được khôi phục và hoạt động bình thường.

Ngay sau đó, Cục An ninh mạng (Tổng cục An ninh - Bộ Công an) đã xác minh được hai người tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10-3. Theo đó, hai hacker mới… 15 tuổi đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Họ nói động cơ tấn công xuất phát từ mục đích thích khám phá, mong muốn thể hiện, khoe khoang thành tích trong giới hacker.

Và mới đây, đầu tháng 1-2021, nhiều website thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến đã bị tin tặc tấn công. Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, nhiều website thương mại điện tử hoặc kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam bị hacker tấn công DDOS gây gián đoạn truy cập.

Theo đó, hacker với tài khoản Facebook Eric Chan yêu cầu các đơn vị này chi trả số tiền lên đến 120 triệu đồng để được xử lý và bảo đảm hoạt động sau này. Hacker này thậm chí tuyên bố có thể gây sập các sàn thương mại điện tử lớn và vượt qua mọi kiểm soát của các nền tảng an ninh mạng Việt Nam.

Mặc dù theo hệ thống bản đồ tấn công website toàn cầu của CyStack, thứ hạng an toàn website của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với năm 2019, nhưng năm 2020, mới chỉ 9 tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã có tới 3.041 vụ tấn công. Như vậy, dù cải thiện hay không thì vấn đề tin tặc tấn công vẫn luôn là điều đáng lo ngại cho an ninh mạng Việt Nam.

Và xét về luật pháp, theo luật sư Hoàng Văn Doãn, Văn phòng luật sư Hoàng Hưng cho rằng, những hành vi tấn công trên không gian mạng kể trên đương nhiên là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, tùy vào tính chất, mức độ mà các đối tượng sẽ bị xử lý theo quy định.

Có thể xử lý hình sự đối tượng kích động, tấn công mạng Báo điện tử VOV Có thể xử lý hình sự đối tượng kích động, tấn công mạng Báo điện tử VOV

Việc các đối tượng thực hiện kích động, tấn công mạng nhằm vào mạng Báo điện tử VOV, tùy thuộc vào hành vi cụ thể ...

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động