Thứ năm 16/05/2024 10:28

Ba Vì: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
150 đại biểu là cán bộ hội LHPN huyện, Chủ tịch Hội LHPN, cán bộ xã, thôn, người có uy tín thuộc 7 xã dân tộc miền núi (xã Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hòa, Ba Trại, Tản Lĩnh) được tập huấn kiến thức về bình đẳng giới nhằm góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
150 đại biểu tham dự lớp tập huấn đã được báo cáo viên Trần Thị Kỳ truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích về bình đẳng giới. Ảnh: Diệu Thu
150 đại biểu tham dự lớp tập huấn đã được báo cáo viên Trần Thị Kỳ truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích về bình đẳng giới. Ảnh: Diệu Thu

UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, mới đây, UBND huyện đã tổ chức tập huấn đã cho 150 người là cán bộ hội LHPN huyện, Chủ tịch Hội LHPN, cán bộ xã, thôn, người có uy tín thuộc các xã Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hòa, Ba Trại, Tản Lĩnh.

Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổng thể giai đoạn 2021 - 2030. Dự án, tập trung tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng.

Tại lớp tập huấn, các đại biểu được bà Trần Thị Kỳ - Nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cư (Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) truyền đạt các nội dung: Kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới…quy định của pháp luật về bình đẳng giới; cơ sở pháp lý về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật, Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… một số vấn đề về thực trạng bình đẳng giới hiện nay ở địa bàn dân tộc miền núi; tình trạng bạo lực gia đình trên cơ sở giới, nhận biết hành vi và cách giải quyết. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các biện pháp tuyên truyền…

Triển khai chi tiết nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Định hướng một số hoạt động sẽ triển khai tại địa phương trong thời gian tới…

Theo UBND huyện Ba Vì, qua tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện Ba Vì.

Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em các tỉnh/TP phía Bắc" trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Dự án 8 do Hội LHPN Việt Nam chủ trì, xây dựng và triển khai. Giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025.

Dự án xác định 8 chỉ tiêu cốt lõi trong giai đoạn 1 và giao cụ thể cho từng địa phương đảm nhận, gồm: 9.000 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động; 3.000 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản được củng cố nâng cao chất lượng/ thành lập mới và duy trì; 1.000 địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, nâng cao chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có hoặc thành lập mới; 1.800 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi được thành lập, nâng cao năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động; 500 tổ/nhóm sinh kế do phụ nữ tham gia quản lý được hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; 80% phụ nữ DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn; 4.400 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại địa bàn đặc biệt khó khăn; 2000 cán bộ nữ DTTS được nâng cao năng lực phù hợp.

Đối tượng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Hà Nội triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ
Tăng cường hợp tác để bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động