Thứ sáu 22/11/2024 16:35
Kỉ niệm 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023)

Bà má miền Nam và ký ức tháng Tư của Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Huy Hiệu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hình ảnh bà má miền Nam với tấm bản đồ là ký ức sâu sắc đối với Thượng tướng, Viện sĩ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Huy Hiệu mỗi khi có người nhắc đến tháng 4/1975. Những ngày tháng Tư máu – lửa cùng cờ hoa!
Má Sáu Ngẫu (người phụ nữ đeo kính) cùng tướng Hiệu (ngồi bên cạnh má Sáu) và tấm bản đồ của má.
Má Sáu Ngẫu (người phụ nữ đeo kính) cùng tướng Hiệu (ngồi bên cạnh má Sáu) và tấm bản đồ của má.

Về với bình dị đời thường, với hoa với sách và niềm vui giữa quây quần cháu con, tướng Hiệu thật khác so với những câu chuyện nóng rẫy của thập niên 70 máu lửa. Với ông, những ký ức chiến tranh dù có đau thương cũng đã qua, nhưng mỗi tháng 4 về, sâu thẳm trái tim ông vẫn rạo rực những tự hào, ngấm ngầm những tiếc thương, những đau đáu về những đồng đội cũ.

Bà má miền Nam cùng tấm bản đồ

Trong câu chuyện hồi tưởng của ông, đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng hình ảnh một bà má miền Nam gầy guộc, mảnh dẻ trong căn nhà le lói ánh đèn dầu cùng tấm bản đồ vẫn không khiến ông nguôi nhớ.

Ngày ấy, chỉ cách ngày 30/4/1975 hai ngày, toàn mặt trận thực hiện mệnh lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, “Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới miền Nam, quyết chiến, và toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc đó ký tên Anh Văn. Mặc dù có nhiều cán bộ, chiến sĩ chưa từng gặp Đại tướng, nhưng mệnh lệnh của tướng Giáp như kích thích khí thế của các chiến sĩ, mọi người đều tràn đầy niềm tin cùng quyết tâm tranh thủ từng giây, từng phút để xốc tới giải phóng mặt trận, chiến trường miền Nam.

Khi đó, tướng Hiệu là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1; là một trong năm cánh quân nhận nhiệm vụ theo trục đường 13, tiêu diệt tuyến tử thủ của địch ở Lái Thiêu. Đây là trận đánh hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho Sư đoàn đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là Bộ Tổng tham mưu quân Ngụy Sài Gòn. Vì vậy bằng mọi giá Trung đoàn 27 cũng phải tiến công theo đúng kế hoạch.

Đêm 28/4, Tân Uyên được giải phóng, ngày 29, trung đoàn đã chuẩn bị tấn công Lái Thiêu nhưng gặp vô cùng nhiều khó khăn. “Thời gian tính bằng giây, bằng phút… trong chiếc nhà bạt căng tạm giữa rừng cao su làm sở chỉ huy trung đoàn không gian như đặc quánh lại. Đã ba, bốn ngày, cả trung đoàn không ai có hạt cơm nào vào bụng mà chỉ ăn lương khô và gạo rang. Các vấn đề khó khăn bức thiết cần giải quyết ngay, bộ binh thiếu đạn hỏa lực B40, B41, tình hình địch trong quận lỵ Lái Thiêu chưa nắm được cụ thể nên tôi quyết định cùng một số anh em, đồng đội trinh sát vào thị trấn, dựa vào dân để nắm địch” – tướng Hiệu kể.

Đêm tối đen như mực, tướng Hiệu cùng Chính ủy Trịnh Văn Thư và một tổ trinh sát bám vào hàng cây bên đường để đi về phía quận lỵ. Khi đến gần nghĩa địa của khu Búng, ánh đèn le lói phát ra từ một ngôi nhà lụp xụp thu hút sự chú ý của tướng Hiệu. Có thể, đây chính là căn cứ liên lạc của quân ta.

Tướng Hiệu kể: Tôi cử 3 trinh sát vào bắt liên lạc, phát tín hiệu “Hồ Chí Minh”, trong ngôi nhà có tiếng vọng ra “Muôn năm”, chúng tôi mừng khôn xiết, đúng là cơ sở cách mạng của mình, một bà má mở cửa bước ra, liền đưa chúng tôi vào nhà. Một bà má miền Nam tóc điểm bạc, đeo kính giơ cao chiếc đèn nhìn chúng tôi. Má xúc động cầm tay từng người giục vào nhà”. Đó là má Sáu Ngẫu. Trước đây má là giáo viên, chồng của má tên Đinh Quang Kỳ (Đức Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông Kỳ theo đoàn quân Nam tiến vào miền Nam 1945 và hy sinh năm 1968 trong một lần đi làm nhiệm vụ.

Dưới ánh đèn dầu, tướng Hiệu đưa tấm bản đồ chỉ huy đặt lên bàn. Má đeo kính nhìn rồi bảo “Má không rành tấm bản đồ này”. Rồi vào buồng lấy ra một bọc giấy báo, trải tờ giấy ố vàng lên mặt bàn. Đó chính là bản đồ Đô thành Sài Gòn, vật kỷ niệm của chồng má. Khi chồng má hy sinh, má Sáu Ngẫu vẫn giữ được tấm sơ đồ, và cứ mỗi lần có sự thay đổi về phạm vi, lực lượng… má lại vẽ bổ sung trên toàn tuyến phòng thủ từ chi khu Lái Thiêu vào Sài Gòn..

“Bên cạnh nét mực đã mờ trên tấm bản đồ là những đường chì nhìn còn vụng về nhưng tỉ mỉ, chính xác. Mười bốn năm trời âm thầm, má đã cần mẫn thay chồng, thay các chiến sĩ du kích Lái Thiêu đã hy sinh và đang bị cầm tù, má nắm tình hình địch và ghi vào bản đồ với tất cả niềm tin chiến thắng” – tướng Hiệu hồi tưởng lại.

Thượng tướng, Viện sĩ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT Nguyễn Huy Hiệu
Thượng tướng, Viện sĩ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Huy Hiệu

Những ký ức ngày chiến thắng…

Những ngày cuối tháng 4/1975, mỗi ngày địch lại tăng cường thêm lực lượng cho Lái Thiêu. Lính từ Sài Gòn ra, từ Bình Dương, Phú Lợi đổ về. Lái Thiêu vốn là một quận lỵ sầm uất với những vườn ăn quả nổi tiếng nay trở nên ồn ào chật chội. Lính về, tai họa đổ xuống đầu người dân. Đổ tiền, đổ lính vào những tuyến tử thủ, chỉ huy quân ngụy Sài Gòn hy vọng chặn đứng được các mũi tiến công của ta, có thể kéo dài thêm sự tồn tại của chính quyền tay sai Mỹ.

Trận Lái Thiêu là trận hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của Sư đoàn, Trung đoàn 27 đánh nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến mũi thọc sâu của Sư đoàn đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là bộ tổng tham mưu quân ngụy Sài Gòn. “Vì vậy, bằng giá nào trung đoàn 27 cũng phải tiến công theo đúng kế hoạch, thời gian” – tướng Hiệu cho biết.

Và với sự chỉ dẫn của má Sáu Ngẫu, của tấm bản đồ, Trung đoàn theo trục đường 13 vào Lái Thiêu, kêu gọi đầu hàng trung tâm huấn luyện Huỳnh Văn Lương. Sau ít phút nổ súng, Đại tá Nguyễn Văn Hinh, Chỉ huy trưởng và 2.000 học viên hạ sĩ quan trường đã kéo cờ trắng đầu hàng. Tướng Hiệu tiếp tục bố trí quân đánh thẳng vào cầu Vĩnh Bình, đây là cây cầu quan trọng để xe tăng qua. Phối kết hợp với tiểu đoàn 3 do đồng chí Lê Thế Dũng Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Hoàng Thọ Mạc, Đại đội trưởng Đại đội xe tăng; Tiểu đoàn 5; Tiểu đoàn 6 tập trung đánh vào tuyến “tử thủ” làm tan rã địch trên trục đường 13, đoạn từ Lái Thiêu đến cầu Vĩnh Bình. Sau đó tấn công đánh thẳng vào trung tâm Gò Vấp. Tiếp tục đánh chiếm Bộ Tư lệnh Thiết giáp quân địch và chiếm 13 căn cứ Lục quân công xưởng Gò Vấp, Tổng Y viện Cộng hòa (tất cả cơ sở máy móc của bệnh viện và đội ngũ thầy thuốc phải giữ lại để tiếp tục điều trị cho 200 thương binh của quân ta).

Đúng 10h30, Trung đoàn 27 chiếm được toàn bộ trung tâm Gò Vấp, quân ta làm chủ tất cả các mục tiêu quan trọng của địch. Trung đoàn 27 đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ vào đúng sáng 30/4/1975.

Chính nhờ tấm bản đồ của má Sáu Ngẫu đã dẫn đường cho Trung đoàn 27 tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân 1975.

“11 giờ 30 phút, lá cờ chiến thắng của quân đội ta được kéo lên ở Dinh Độc lập, bộ tổng tham mưu quân ngụy Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều nơi khác trong thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Chiến dịch Hồ Chí Minh – trận quyết chiến chiếc lược cuối cùng đã đại thắng. Nhân dân Sài Gòn xuống đường reo đón chào bộ đội cách mạng. Cờ đỏ sao vàng, cờ giải phóng bay rợp các đường phố. Bà con cô bác, nam nữ thanh niên, các cháu thiếu niên vây quanh các anh bộ đội, vây quanh những chiếc xe tăng, những khẩu pháo lớn. Nét mặt ai nấy đều hân hoan, rạng rỡ. Cả Sài Gòn – cả Việt Nam lúc ấy sống trong niềm vui bất tận – niềm vui giải phóng, với những nụ cười cùng những giọt nước mắt lăn nhanh trên má.

Trong giờ phút lịch sử, chúng tôi đều xúc động nhớ tới Bác Hồ. Câu thơ mừng Xuân năm 1969 của Người “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” đã chỉ đường cho cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Giữa giờ phút thiêng liêng ấy, tôi không khỏi nghẹn ngào nhớ tới hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 và các đơn vị bạn đã anh dung ngã xuống từ mặt trận Bắc Quảng Trị mùa Xuân năm 1968, trên suốt chặng đường chiến đấu, đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng hôm nay” – tướng Hiệu hồi tưởng.

Thượng tướng, Viện sĩ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT Nguyễn Huy Hiệu thắp hương cho má Sáu Ngẫu
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu thắp hương tưởng nhớ má Sáu Ngẫu

Ngay buổi chiều 30/4 lịch sử, tướng Hiệu cùng một số đồng chí đã trở lại ngôi nhà của má Sáu Ngẫu. Má cùng nhân dân Lái Thiêu hồ hởi đón các anh và tặng cho họ rất nhiều hoa quả. Tấm bản đồ cùng những chỉ dẫn tường tận của má Sáu đã giúp trung đoàn 27 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và má Sáu được những người lính trung đoàn đặt cho cái tên: “Bà má tham mưu của Trung đoàn”.

Tướng Hiệu cho biết, sau ngày đất nước thống nhất, má Sáu Ngẫu trở lại với công việc một nắng hai sương nơi miệt vườn Lái Thiêu quanh năm rợp mùa hoa trái. Má lâm bệnh nặng và qua đời năm 1989. Mang nặng ân tình với má trong trận đánh cuối cùng, tướng Hiệu đã về thăm viếng mộ má và quyết định xây lại ngôi mộ, đồng thời tự tay trồng một cây bồ đề trong đó để mong má sẽ an yên siêu thoát.

“Thời gian trôi qua, thế hệ trẻ có người sẽ không biết đến một thời máu lửa của thế hệ cha anh, nhưng với những cựu binh như chúng tôi, những đồng đội đã hi sinh, những người phụ nữ bình dị như má Sáu Ngẫu là những nhân tố góp phần cho hòa bình ngày hôm nay. Trong những ngày tháng Tư này, mỗi ngày tôi lại nhớ đến hình ảnh mảnh dẻ của má, khuôn mặt xương xương mang cặp kính cùng giọng nói đậm Nam bộ đáng kính, đáng trọng. Nét chữ của má, những vạch chỉ đường trên tấm bản đồ còn ghi ấn mãi sâu trong ký ức của tôi…”, Tướng Hiệu trầm ngâm.

Năm 2021, đúng 46 năm sau ngày giải phóng, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trở lại căn nhà ấm áp tình dân năm xưa. Ông cùng đồng đội dự lễ khánh thành tượng đài má Sáu Ngẫu, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bài hát “Tấm bản đồ má trao” cùng giọng hát ca sỹ Thu Phương vang lên suốt mấy chục năm như một bộ phim quay chậm ghi lại thời khắc lịch sử mà ông và đồng đội không bao giờ quên. Tác giả bài hát lúc ấy, nhạc sĩ Văn Thành Nho, là sỹ quan thuộc sư đoàn 312B cùng cánh quân phía bắc đánh vào Sài Gòn. Những giọt nước mắt rơm rớm cảm động lăn trào trên khuôn mặt vị tướng già và đồng đội của ông cùng các thế hệ con cháu. Người hát là các chiến sĩ, những người làm nên chiến tích năm xưa nay lại vang lên diễn kể lại lịch sử của chính mình và đồng đội.

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động