ASEAN cần duy trì lập trường chung về vấn đề Biển Đông
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThứ trưởng Đỗ Hùng Việt tham gia và đóng góp hiệu quả vào các nội dung thảo luận, nhất là triển khai các ưu tiên của ASEAN năm 2024. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Các Hội nghị nhằm rà soát tổng thể công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ 24-28/7/2024 tại Viêng Chăn.
Tại Hội nghị SOM ASEAN, các nước chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển trong xây dựng Cộng đồng ASEAN và trong triển khai Kế hoạch tổng thể Trụ cột Chính trị - an ninh (CTAN) ASEAN 2025; tiếp tục cụ thể hóa ưu tiên của ASEAN năm 2024 trên 9 lĩnh vực, trong đó có tăng cường kết nối và tự cường thông qua đẩy mạnh hội nhập, kết nối kinh tế, phát triển bao trùm, bền vững, chuyển đổi số…
Các nước cũng nhất trí sớm đánh giá cuối kỳ Kế hoạch tổng thể Trụ cột CTAN 2025, làm cơ sở để các nước tiếp tục xây dựng Chiến lược triển khai Cộng đồng CTAN ASEAN 2045, văn kiện định hướng hợp tác CTAN ASEAN trong 2 thập kỷ tới.
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, bên cạnh nhất trí tăng cường và mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, các nước nhất trí ASEAN cần xác định và xây dựng hướng ứng xử chung của Hiệp hội về một số vấn đề nổi lên, trong đó có các đề xuất thiết lập quan hệ đối tác mới, hoặc các đề nghị tham gia các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt như EAS, ARF… Cuộc họp cũng nhấn mạnh quan hệ với các đối tác cần theo hướng thực chất, cùng có lợi, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN.
Các nước chia sẻ quan ngại về những biến động nhanh chóng, phức tạp trong môi trường an ninh thế giới và khu vực; theo đó, nhấn mạnh ASEAN cần duy trì đoàn kết, thống nhất, phát huy tự chủ chiến lược và vai trò trung tâm trong các nỗ lực thúc đẩy xử lý các vấn đề tác động trực tiếp tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực như Biển Đông, Myanmar.
Theo đó, các nước nhất trí tiếp tục hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp khả thi cho tình hình hiện nay trên cơ sở đồng thuận 5 điểm, trong đó ủng hộ vai trò của Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar. Các nước cũng đề cao tầm quan trọng của duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, góp phần vào tạo dựng môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Tại Cuộc họp SEANWFZ ExCom, các nước chia sẻ tầm quan trọng của việc đảm bảo khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, qua đó đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như các nỗ lực quốc tế trong giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trên cơ sở đó, các nước thống nhất tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động SEANWFZ 2023-2027, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa ASEAN với các tổ chức khu vực và quốc tế liên quan.
Các nước cũng nhất trí tăng cường tham vấn nội bộ và với các nước sở hữu vũ khí hạt nhận (NWS) để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, tạo tiền đề thúc đẩy các nước NWS sớm ký Nghị định thư Hiệp ước SEANWFZ.
Tại Cuộc họp ACCWG-TL lần thứ 17, các nước đánh giá cao nỗ lực của Timor Leste trong triển khai Lộ trình trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Các nước khẳng định tiếp tục hỗ trợ Timor Leste nâng cao năng lực, làm quen với các nguyên tắc, quy trình và cách thức vận hành của ASEAN, chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt trước khi nước này trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
Tại các cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tham gia và đóng góp hiệu quả vào các nội dung thảo luận, nhất là triển khai các ưu tiên của ASEAN năm 2024, định hướng xây dựng Chiến lược triển khai Cộng đồng CTAN ASEAN 2045, đề cao cách tiếp cận chung của ASEAN trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác, thúc đẩy các nước NWS ký Nghị định thư Hiệp ước SEANWFZ, phát huy vai trò và cách tiếp cận của ASEAN hỗ trợ Myanmar, trong đó có hỗ trợ nhân đạo cho người dân nước này…
Thứ trưởng khẳng định, ASEAN cần duy trì lập trường chung về vấn đề Biển Đông như nêu trong Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ngày 30/12/2023, nhất là nguyên tắc thượng tôn luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp; tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, xây dựng Bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các Đại sứ và Đại biện của EU và các nước thành viên |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại