7 tháng đầu năm, vốn đầu tư FDI đạt gần 16,24 tỷ USD
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười đang mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Nguyễn Đăng |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ. Trong 7 tháng qua, có 1.627 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỷ USD, tăng 75,5% về số dự án và tăng 38,6% về số vốn so với cùng kỳ. Cùng với đó, có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm đạt gần 4,16 tỷ USD, tăng 27,1% về số dự án và giảm 42,5% về số vốn so với cùng kỳ.
Ngoài ra, có 1.627 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp là 4,14 tỷ USD, giảm 10,6% về số lượt nhưng tăng 60,7% về số vốn so với cùng.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư điều chỉnh tuy vẫn giảm so với cùng kỳ (giảm 42,5%) song mức giảm đang có xu hướng cải thiện hơn theo từng tháng so với các tháng đầu năm. Cụ thể, vốn đầu tư điều chỉnh 7 tháng đầu năm giảm 42,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức giảm 57,1% trong 6 tháng; mức giảm 59,4% trong 5 tháng; mức giảm 68,6% trong 4 tháng; mức giảm 70,3% trong 3 tháng và mức giảm 85,2% trong 2 tháng đầu năm 2023.
Về tiến độ giải ngân, điểm tích cực là vốn thực hiện ước đạt 11,58 tỷ USD trong 7 tháng, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 0,3 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,93 tỷ USD, chiếm hơn 67,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 9,3% so với cùng kỳ. Đây cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 31,1%) và điều chỉnh vốn (chiếm 55%). Các vị trí tiếp theo vẫn thuộc về ngành kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.
Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, TP có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Bắc Giang, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai… Các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống, như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 78,2% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 7 tháng.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê công vừa công bố nêu rõ, So với tháng 12/2022, CPI tháng 7 tăng 1,13% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,06%. Bình quân 7 tháng năm 2023, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 0,45% của CPI tháng 7 có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) tháng 7 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%).
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân là do Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 7 tháng năm 2023 giảm 19,32% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,44% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản. Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/7/2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.951,89 USD/ounce, giảm 0,62% so với tháng 6/2023 do thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm gây áp lực lên giá vàng...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại