5 giải pháp vàng để kiểm soát chi tiêu, khiến chúng ta giàu lên nhanh chóng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuản lý tốt được chi tiêu sẽ giúp cá nhân giàu lên nhanh chóng... |
1. Lập ngân sách chi tiêu
Bước đầu trong cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân là lập ra ngân sách chi tiêu chi tiết. Việc lập ngân sách sẽ hướng chúng ta chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức đã đặt ra. Ngoài ra còn tránh phải tình trạng chi quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt, vay mượn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
2. Cần tiết kiệm ngay sau khi có thu nhập
Kế hoạch quản lý chi tiêu dù cẩn thận đến đâu cũng khó tránh khỏi những khoản phí phát sinh. Khi nguồn thu nhập hiện tại không thể xử lý kịp thời, chúng ta cần một phương án dự phòng – tài khoản tiết kiệm trong ngắn hạn. Giải pháp được đưa ra là cần trích một phần thu nhập để gửi vào tài khoản này, điều này vừa giúp ứng phó với một số trường hợp khẩn cấp, vừa tránh tình trạng “vung tay quá trán” khi đang có nhiều tiền lương trong tay.
3. Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân
Để công việc quản lý chi tiêu cá nhân trở nên nhẹ nhàng và đơn giản, rất nhiều ứng dụng trên thiết bị smartphone cũng như các phần mềm đã ra đời, hỗ trợ chúng ta trong việc ghi chú hay theo dõi các khoản chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư của mình. Nhờ vào những cảnh báo mức chi tiêu hợp lý, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát được nguồn tiền của mình một cách dễ dàng.
Cách tiêu tiền được xem là quan trọng hơn cách kiếm tiền, điều đó giúp cho mỗi người có thể làm chủ được kinh tế của bản thân |
4. Nắm rõ quy tắc quản lý tiền
Nếu ai đó chưa biết nên phân bổ thu nhập vào các khoản chi như thế nào, hãy áp dụng các công thức nổi tiếng được hàng triệu người trên thế giới sử dụng. Một quy tắc đơn giản cho người mới bắt đầu quản lý tài chính là quy tắc 50/20/30. Theo đó, 50% thu nhập được dùng cho các chi phí thiết yếu trong cuộc sống như tiền ăn, ở, đi lại, thanh toán hóa đơn tiện ích. 20% sẽ dùng để tiết kiệm, trích lập dự phòng rủi ro, trả nợ. Và 30% còn lại dùng cho các chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm.
5. Hạn chế tối đa việc vay mượn
Thực tế việc vay tiền sẽ giúp chúng ta vượt qua khó khăn tạm thời nhưng cũng chính là lý do gây ra áp lực tài chính nặng nề nếu chẳng may không xoay sở trả nợ kịp thời. Không chỉ ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác mà các khoản nợ còn có thể ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Chính vì thế nên hạn chế việc vay tiền hết mức có thể. Nếu buộc phải vay thì cần lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt với số tiền và thời gian cụ thể. Ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước nhằm giảm tiền lãi hàng tháng.
Theo các chuyên gia nếu áp dụng linh hoạt 5 giải pháp trên thì mỗi cá nhân sẽ có thể có thể kiểm soát tốt chi tiêu của bản thân, qua đó cân bằng giữa mức thu nhập với chi tiêu đồng thời để ra được những khoản tiết kiệm không hề nhỏ trong tương lai…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại