18 ngày Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBên cạnh đó, tính đến 18g ngày 4-5 Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Tính từ 6g đến 18g ngày 4-5 không ghi nhận ca mắc mới.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 27.409, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 238; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.871; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 21.300
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị-Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày hôm nay (4-5) có 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh gồm bệnh nhân 170 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình; bệnh nhân 166 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 10 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 11 ca.
PGS-TS. Trần Đắc Phu, Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam-Bộ Y tế cho biết, đến nay chưa có nước nào hay chuyên gia nào dám khẳng Covid-19 sẽ trở thành như cúm mùa hay nặng lên như SARS và cũng không biết dịch sẽ kéo dài đến lúc nào.
Theo PGS-TS. Trần Đắc Phu, Covid-19 lây theo đường hô hấp, cũng giống SARS. Tuy nhiên, bệnh nhân SARS phần lớn là ca bệnh nặng, phải vào bệnh viện. Chúng ta quản lý được, điều trị, cách ly hết các trường hợp bệnh. SARS không lây lan nhiều như cúm hay như Covid-19. Vì thế, bệnh chỉ chỉ tồn tại trong một số nước, khi chúng ta quản lý được thì dịch cũng hết, chỉ kéo dài vài tháng.
|
Ngược lại, dịch Covid-19 có rất nhiều ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng và lây lan. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài, mà chúng ta không giải quyết được.
Dịch Covid-19 có thể kéo dài, chưa có vắc-xin thì cũng không biết được dịch sẽ kéo dài đến bao giờ. Hiện nay chưa có nước nào, chuyên gia nào dám khẳng định Covid-19 sẽ trở thành như cúm mùa hay nặng lên như SARS.
“Trong lúc này chúng ta có sự hiểu biết nhất định về SARS-Cov-2 như thế này và phương pháp phòng chống dịch của Việt Nam vẫn là làm sao ngăn chặn, làm sao phát hiện, cách ly khoanh vùng và dập dịch. Tôi vẫn nói là như đốm lửa nhỏ đừng để bùng lên thành đám cháy lớn”, TS. Phu nói.
Nguy cơ xâm nhập dịch theo con đường nhập cảnh vẫn còn có thể. Ngoài ra, chúng ta cũng không để đảm bảo 100% không còn ca bệnh trong cộng đồng dù đã thực hiện giãn cách xã hội.
Cùng đó, trong cộng đồng, dù làm giãn cách xã hội, bất kỳ nước nào cũng thế không thể ngăn chặn 100% một ca có khả năng lây nhiễm tiếp xúc với người chưa mắc bệnh vì chúng ta không biết trong cộng đồng ai có mầm bệnh. Nguy cơ dịch bệnh vẫn còn có thể xảy ra.
Vì thế, người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh gồm: đeo khẩu trang; không tụ tập đông người; không đi ra ngoài khi không cần thiết đặc biệt là người già, người có bệnh nền; tránh tiếp xúc gần; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khai báo y tế…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại