Thứ sáu 22/11/2024 03:40

10 nhiệm vụ chính để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập trung vào phát triển công nghiệp trên nền tảng khoa học - công nghệ; hình thành các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có năng lực cạnh tranh quốc tế…
10 nhiệm vụ chính để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua xã Thọ Thành, huyện Yên Thành đang được các đơn vị thi công kéo dây. Ảnh: Nguyễn Đăng.

Ngày 19/7/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao cho các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ chính để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể:

Một là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến 2030, tầm nhìn 2045.

Hai là xây dựng Luật Phát triển công nghiệp; trong đó lồng ghép các nhiệm vụ: Xây dựng tiêu chí để cơ cấu lại danh mục các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2045; Rà soát, hoàn thiện các chính sách đối với các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên; Bố trí nguồn lực tương xứng để phát triển ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên.

Ba là nghiên cứu đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.

Bốn là xây dựng Luật Năng lượng tái tạo.

Năm là xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Sáu là Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập trung vào phát triển công nghiệp trên nền tảng khoa học - công nghệ; Hình thành các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Bảy là Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam).

Tám là Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Chín là bộ tiêu chí đánh giá kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.

Mười là Đề án thành lập Ủy ban Quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.

Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển đổi số rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hà Nội: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động