Thứ hai 25/11/2024 21:28

Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai - sáng kiến của Việt Nam trong Năm APEC

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Sáng 5-5, Bộ Ngoại giao đã thông tin tới các cơ quan báo chí về hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp APEC (SOM2), Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại 23 (MRT23), Đối thoại chính sách cao cấp về đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

Tại cuộc thông tin, đại diện của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã chia sẻ về những nội dung liên quan. Theo đó, từ ngày 9 đến 21-5, tại Hà Nội, sẽ diễn ra hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp APEC (SOM2) và các cuộc họp liên quan.

Đây là đợt hội nghị lớn thứ 2 của Năm APEC2017, SOM 2 bao gồm 49 cuộc họp, hội thảo, đối thoại… của uỷ ban nhóm công tác APEC trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tự do hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, kinh tế mạng, phụ nữ và kinh tế, an toàn thực phẩm, khoa học, công nghệ và sáng tạo, khai khoáng, công nghiệp ô tô, đô thị hoá…

Dịp này, các đại biểu APEC sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác dài hạn trên các lĩnh vực then chốt, thống nhất hướng các văn kiện trình các Bộ trưởng thông qua, tạo cơ sở để chuẩn bị nội dung, văn kiện của hội nghị cấp cao và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế vào tháng 11-2017 tại TP Đà Nẵng. Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao sẽ chủ trì hội nghị, cuộc họp Nhóm bạn của Chủ tịch về đô thị hoá; phát biểu chỉ đạo tại hội nghị toàn thể Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương PECC; phát biểu chỉ đạo hội nghị Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC.

IMG_20170505_094202_edit_edit

PV các báo dự cuộc thông tin

5 Bộ, cơ quan Việt Nam sẽ trực tiếp chủ trì hoặc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch các uỷ ban/nhóm công tác của APEC, trong đó có Bộ Công thương (Uỷ ban thương mại và đầu tư – CTI, Nhóm đặc trách về khai khoáng – MTF, Đối thoại công nghiệp ô tô – AD); Bộ Ngoại giao (cơ quan hỗ trợ chính sách APE-PSU, Hội nghị các Trung tâm nghiên cứu APEC-ASCC, Nhóm bạn của Chủ tịch về đô thị hoá), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Nhóm phát triển nguồn nhân lực-HRDWG), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế - PPWE) và Bộ Khoa học và Công nghệ (Nhóm công tác Tiêu chuẩn và hợp chuẩn – SCSC, Đối thoại chính sách về Khoa học, công nghệ và đổi mới – PPSTI).

Tại Ninh Bình cũng diễn ra Hội nghị các quan chức cao cấp tài chính (SFOM) và các cuộc họp liên quan (từ ngày 18 đến 19-5, Bộ Tài chính chủ trì).

Đến nay có 1.699 đại biểu quốc tế và trong nước đã đăng ký tham dự, đại diện 21 nền kinh tế thành viên, Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), một số tổ chức quốc tế và khu vực khác, cùng đại diện giới doanh nghiệp, học giả trong khu vực.

Đáng chú ý điểm nhân và là sáng tạo của Việt Nam là Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai. Nguyên TGĐ WTO Pascal Lamy sẽ tham dự và phát biểu về hệ thống thương mại đa phương, vai trò thương mại đối với thúc đẩy tăng trưởng; đại diện ngân hàng thế giới nói về triển vọng kinh tế thế giới, tăng trưởng và thương mại phục vụ lợi ích của mọi người dân.

Hoa Đỗ / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động