Chủ động ứng phó với mưa lũ và ngập úng trên địa bàn huyện Chương Mỹ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của mưa, lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện chỉ đạo: Ban Chỉ huy các đoạn đê, hồ, đập, các cụm chống úng và lực lượng canh đê của các xã, thị trấn liên tục kiểm tra tình trạng của các tuyến đê trên địa bàn, kịp thời nắm bắt tình trạng nguy hiểm của các điểm đê xung yếu có nguy cơ tràn, lở, vỡ. Khi phát hiện báo ngay cho địa phương sở tại để xử lý khẩn cấp, đồng thời báo cáo về Ban Chỉ huy và UBND huyện để đề nghị lực lượng, phương tiện hỗ trợ.
Lực lượng quân đội tham gia bảo vệ đê sông Bùi tại huyện Chương Mỹ. |
Trưởng tiểu ban lực lượng, Trưởng tiểu ban kỹ thuật huyện phối hợp với các lực lượng vũ trang, UBND các xã, thị trấn có tuyến đê trên địa bàn chuẩn bị đủ lực lượng, phương tiện hộ đê khẩn cấp và tuân thủ sự điều động chung của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện để kịp thời chống tràn, xói lở gây nguy cơ vỡ đê tại các đoạn đê thấp, xung yếu.
Cụm trưởng các Cụm sơ tán cứu dân huyện có mặt tại các vị trí được phân công để thực hiện nhiệm vụ theo phương án của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện. Chủ động triển khai phương án sơ tán dân, đôn đốc các xã liên hệ cụ thể với nơi đến sơ tán khi có tình huống xảy ra.
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thường xuyên thông tin trên hệ thống truyền thanh về tình hình mưa úng và mực nước các sông; thông báo cho nhân dân biết khi có tình huống phải sơ tán khẩn cấp để đảm bảo an toàn; chuẩn bị lực, lượng phương tiện sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ, giữ gìn an ninh trật tự khi có tình huống xảy ra.
Bên cạnh đó, hướng dẫn nhân dân kê kích tài sản, chuẩn bị phương tiện để sẵn sàng sơ tán người, tài sản, vật nuôi khi nhận được tin thông báo; có biện pháp đảm bảo an toàn tai sản, máy móc; dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, hàng hóa, vật tư thiết yếu để sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân. Phối hợp với Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai thực hiện các biện pháp thu gom, vận chuyển rác thải về nơi quy định...
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động phối hợp với các xã, thị trấn, đặc biệt là các xã do Trưởng ngành phụ trách theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, mưa lũ, mức nước dâng trên sông, trên hồ chứa để chủ động đối phó, hỗ trợ lực lượng sơ tán dân theo phương án đã xây dựng; kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình (đặc biệt là công trình đang thi công), hồ đập, công trình thủy lợi, chuẩn bị đủ lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, chủ động chỉ đạo đối phó kịp thời mọi diễn biến của mưa lũ, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, từ ngày 18-7 đến ngày 22-7, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Đáng chú ý, đến 11g00, ngày 30-7, mực nước sông Bùi trên mức báo động 3 là 50cm. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, dự kiến, đêm 30-7, khu vực Kim Bôi, Hòa Bình sẽ có mưa lớn. Để bảo vệ đê Tả Bùi, không để nước ngập Quốc lộ 6, cũng như ngập khu vực Hà Đông và nội đô, trong đêm 29-7, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai lực lượng đắp bao cát cả đoạn đê tả bùi 8km cao thêm 50cm. Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, đến 11g00, ngày 30-7, đã có hơn 1.600 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước; đã sơ tán an toàn 4.021 người ở các xã Tốt Động, Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến và thị trấn Xuân Mai. Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, ngập úng đặc biệt là khu vực bị chia cắt, phải di dời đã được giảm thiểu về thiệt hại, được cung cấp đầy đủ lương thực, nước uống, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khác… |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại