Xuất khẩu bền vững vào các thị trường FTA: Doanh nghiệp phải làm gì?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác chuyên gia cho rằng, để phát triển bền vững, DN phải điều chỉnh phù hợp với xu thế thị trường |
Tăng trưởng ấn tượng
Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam đã tham gia vào nhiều FTA song phương và đa phương; trong đó, có các FTA thế hệ mới với đối tác là những khu vực, thị trường có quy mô lớn, điển hình như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Việc thực thi các hiệp định trên đã mở ra cánh cửa thị trường, giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có bước tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây.
Là một trong những ngành hàng tận dụng tốt lợi thế từ các FTA, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, theo cơ cấu của thị trường xuất khẩu thủy sản thì Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 toàn cầu sau Na Uy, Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam là vào Hoa Kỳ, sau đó là Trung Quốc và cuối cùng Hàn Quốc. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chiếm gần 27%. Cập nhật đến thời điểm cuối tháng 10/2022, xuất khẩu vào thị trường này đã đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 14% so với 2018 (thời điểm trước khi ký Hiệp định CPTPP) và tăng khoảng 40% so cùng kỳ.
Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương cho biết, Các DN Việt Nam đã tận dụng và khai thác tương đối hiệu quả những lợi ích mang lại từ hiệp định. Cụ thể, trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,4 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, 10 tháng năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 39,4 tỷ USD, tăng 22,3%. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại, chúng ta cũng đang phải đối diện với nhiều quy định phi thuế quan ngặt nghèo hơn từ các thị trường FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA. Đáng chú ý là việc siết chặt các vấn đề về môi trường, khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Các đối tác FTA cũng ngày càng đẩy mạnh thực thi và giám sát thực thi các chương liên quan đến vấn đề này.
DN phải bắt kịp nhịp thị trường
Theo Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực TP HCM, trong bối cảnh mới sau đại dịch, muốn tồn tại và phát triển, đầu tiên DN phải bắt nhịp kịp với thị trường để đưa ra những sản phẩm thị trường cần. DN buộc phải nghiên cứu sâu thị trường, nghiên cứu tiêu chuẩn thị trường, thay đổi mẫu mã theo nhu cầu. Điển hình như với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường dân số già, người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ, do đó khi xuất khẩu vào thị trường này các DN phải làm những sản phẩm xanh, phù hợp với lứa tuổi”, bà Lý Kim Chi nói.
Nhấn mạnh sản xuất xuất khẩu bền vững sẽ là chìa khóa thành công cho các DN trong tương lai, bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Âu - Mỹ lưu ý, các DN Việt Nam cần chủ động nắm bắt, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh bài bản để kịp thời thích nghi với các yêu cầu, quy định mới của thị trường, tham gia hiệu quả, bền vững vào chuỗi cung ứng. Cùng với đó, nỗ lực xanh hóa sản xuất, cũng như thực hiện các trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt, đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, sạch, thân thiện môi trường và đảm bảo các điều kiện cho người lao động là nhóm giải pháp cần thiết.
Đưa ra khuyến nghị cho các DN Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào EU trong thời gian tới, ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham nói: Để tăng cường xuất khẩu vào thị trường EU, các DN Việt Nam cần lưu ý thường xuyên kiểm tra, cập nhật văn bản pháp luật, thông báo về thay đổi quy định của EU. Đặc biệt là các vấn đề kiểm soát, kiểm định các mối nguy mất an toàn thực phẩm; đáp ứng tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu, cụ thể là các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và rào cản kỹ thuật (TBT) liên quan đến sản phẩm, đáp ứng yêu cầu truy xuất một công đoạn bất kỳ trong quy trình sản xuất- xuất khẩu khi có yêu cầu và các biện pháp tăng cường chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
Theo Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù bối cảnh quốc tế không hoàn toàn thuận lợi, song tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU được đánh giá khả quan. Ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng ở thị trường EU, Việt Nam cần duy trì được sự khác biệt về chủng loại, nguồn cung... Đặc biệt nhà sản xuất, DN Việt Nam cần lưu ý đến năm 2026, toàn bộ nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU, hàng năm đều phải khai báo lượng hàng cùng chứng chỉ về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) có liên quan. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại