Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá quá mức…
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐể chương trình được triển khai một cách hiệu quả nhất, UBND quận Hà Đông giao Phòng Kinh tế quận tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình; phối hợp với UBND các phường, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ rà soát, tổng hợp các chợ bán lẻ, các địa điểm gần khu dân cư sử dụng chưa hết công năng, các mặt bằng còn bỏ trống trên địa bàn để giới thiệu các doanh nghiệp, tổ chức, các cửa hàng chuyên bán hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Đồng thời, rà soát, giới thiệu các địa điểm phù hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia Chương trình tổ chức bán hàng lưu động trên địa bàn. Triển khai mở thêm các điểm bán hàng an toàn thực phẩm; thông báo danh sách gửi Sở Công Thương để thông tin tới các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa bình ổn vào các điểm bán hàng an toàn thực phẩm để phát triển mạng lưới bán hàng cố định cho Chương trình.
Bên cạnh đó, giới thiệu các cơ sở sản xuất trên địa bàn đảm bảo các tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm gửi Sở Công Thương để tăng cường kết nối hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản của địa phương.
Quận Hà Đông triển khai tuyên truyền thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu năm 2021. Ảnh minh họa |
Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá đối với các mặt hàng bình ổn giá thuộc hoạt động điều tiết giá của cả nước theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận kê khai giá của doanh nghiệp theo quy định, tổng hợp và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của quận.
Đội quản lý thị trường số 11 chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định nhà nước về kinh doanh hàng hóa thiết yếu, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả trên địa bàn quận, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ và các hành vi vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại theo thẩm quyền.
UBND quận yêu cầu UBND các phường phối hợp với các đơn vị, rà soát, đề xuất quỹ đất phát triển hạ tầng thương mại, báo cáo UBND quận tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt, đặc biệt tại các khu dân cư mới, khu đô thị. Đặc biệt, chủ trì thực hiện giải tỏa triệt để các chợ cóc trên địa bàn.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa bình ổn theo Kế hoạch này xem xét đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố.
Được biết, năm 2021 UBND TP Hà Nội xác định các nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung - cầu tham gia chương trình gồm: Lương thực (gạo, mì, phở khô), thịt gia súc, gia cầm, thủy - hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, gia vị, sữa…; các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như: Mứt tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát…; các nhóm hàng thiết yếu phòng, chống dịch Covid-19: khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại