Thứ tư 04/12/2024 15:18
Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội:

Xây dựng thành phố văn minh, vì sự an toàn của người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xác định việc cải tạo chung cư cũ vì sự an toàn của Nhân dân và vì một TP văn minh, TP Hà Nội đã có hàng loạt động thái mạnh mẽ, chỉ đạo, triển khai để tháo gỡ vướng mắc.
Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội cần sự chung tay vào cuộc của cả bộ máy chính quyền
Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội cần sự chung tay vào cuộc của cả bộ máy chính quyền

Nhiệm vụ cấp thiết

Theo số liệu từ báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó 463/1.049 nhà do Cty TNHH MTV Quản lý & phát triển nhà Hà Nội quản lý, đã tổ chức bán theo Nghị định số 61/NĐ-CP. Các công trình chung cư cũ của Hà Nội được xây dựng trong thời gian dài từ 1960 - 1994, chiều cao từ 2 - 6 tầng, thi công chủ yếu bằng phương pháp thủ công, kết cấu tường gạch chịu lực, bê tông lắp ghép...

Đáng chú ý, hầu hết những tòa chung cư cũ đều tập trung ở quận nội thành, nội đô lịch sử thuộc khu vực bị khống chế quy mô dân số, chiều cao công trình, trong đó: quận Ba Đình (21 nhà), quận Hoàn Kiếm (99 nhà), quận Đống Đa (415 nhà), quận Hai Bà Trưng (244 nhà). Ngoài ra, còn tập trung nhiều ở các quận: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông.

Cũng theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, để đánh giá sự xuống cấp của các nhà chung cư cũ, Sở Xây dựng Hà Nội đã thực hiện khảo sát sơ bộ nhằm phân loại tình trạng kỹ thuật, theo 3 mức, làm cơ sở để tổ chức kiểm định chi tiết cho 401/1.579 công trình.

Kết quả cho thấy, trong các chung cư cũ trên địa bàn TP đến nay có 15 nhà nguy hiểm cấp D, trong đó có 9 nhà đã được cải tạo, xây dựng lại và đưa vào sử dụng 6 nhà còn lại đang được UBND các quận tổ chức di dời, chữa cải tạo, gồm 5 nhà trên địa bàn quận Ba Đình (nhà C8 Giảng Võ; G6A Thành Công; nhà A Ngọc Khánh; nhà 148-150 Sơn Tây: Tập thể Bộ Tư pháp) và một nhà trên địa bàn quận Đống Đa (nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng). Có thể thấy việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư nguy hiểm còn khá chậm.

Cần sự vào cuộc của cả bộ máy chính quyền

Theo tìm hiểu của phóng viên, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội đã được nghiên cứu, đặt ra nhiệm vụ triển khai từ hơn 30 năm qua. Quá trình triển khai, TP đã giao cho chủ đầu tư tự lập quy hoạch và lập dự án một số chung cư cũ, chủ yếu là thiết lập quy hoạch kiến trúc cho từng nhà chung cư đơn lẻ tại các khu như Nguyễn Công Trứ, Giảng Võ, khu B Kim Liên... Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ, không thống nhất về quy hoạch kiến trúc tổng thể chung khu vực.

Để đảm bảo tính đồng bộ, năm 2016, UBND TP đã kêu gọi xã hội hóa công tác nghiên cứu lập quy hoạch đối với các khu chung cư cũ. Cụ thể, giao 19 nhà đầu tư tự bỏ kinh phí, triển khai nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư cũ trên địa bàn.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng đã có ý kiến việc các DN, tổ chức, cá nhân tài trợ sản phẩm là đồ án quy hoạch, ý tưởng quy hoạch là chưa đủ cơ sở xem xét do chưa được pháp luật quy định. Những vướng mắc trong công tác quy hoạch chính là “nút thắt” đã khiến việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội nói riêng và địa bàn cả nước nói chung triển khai chậm so với yêu cầu đặt ra...

Trước thực tế này, Nghị định 69/2001/NĐ-CP (Nghị định 69) về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7-2021 đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ mà Hà Nội đang gặp phải.

Trong đó, có vấn đề cốt lõi được quy định tại Nghị định 69 đó là UBND cấp tỉnh/TP trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực có nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại làm cơ sở lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và lựa chọn chủ đầu tư dự án. Căn cứ Nghị định 69, nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai cải tạo, xây dựng mới nhà chung cư cũ, tại Kỳ họp thứ hai vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trưởng ban hành Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP của UBND TP Hà Nội.

Để triển khai Đề án, UBND TP dự kiến bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó, ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng (cấp độ D và cận D), hiện nay đã hoàn thành việc rà soát, xây dựng danh mục.

Đồng thời, phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định cho tất cả các chung cư cũ trên địa bàn TP trước quý III-2023. Đề án đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, TP sẽ ban hành 3 kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, gồm: Kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát, khảo sát, kiểm định tổng thể các chung cư cũ; kế hoạch lập quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng chung cư cũ, đề án quy gom tái định cư chung cư cũy kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ.

Tùy tình hình thực tế, TP sẽ điều chỉnh tiến độ, danh mục phát sinh, bảo đảm tính linh hoạt, khả thi và đồng bộ với các kế hoạch có liên quan. Dự kiến, việc triển khai chia thành 4 đợt. Đợt 1 lựa chọn cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ giai đoạn 2021-2025. Với các chung cư cũ còn lại (đợt 2, đợt 3, đợt 4), triển khai song song theo kế hoạch trong những năm tiếp theo; khu, nhóm, nhà chung cư nào hoàn thành kiểm định, quy hoạch và đủ điều kiện triển khai thì ưu tiên thực hiện trước...

TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nhìn nhận, trên địa bàn Thủ đô còn những khu chung cư được xây dựng giai đoạn 1955-1957 đang gặp nhiều khó khăn, nhưng có dấu ấn về kiến trúc riêng. Vì vậy, nên bổ sung quan điểm, cải tạo góp phần xây dựng diện mạo mới, nhưng đồng thời có lựa chọn nhằm bảo tồn di sản, để cho thế hệ sau cảm nhận được công lao thế hệ đi trước, góp phần nâng tầm giá trị bảo tồn di sản của Hà Nội.
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thông báo chính thức lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và nghỉ Lễ năm 2025

Thông báo chính thức lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và nghỉ Lễ năm 2025

Ngày 3/12/2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản 6150/TB-BLĐTBXH thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Cơ hội để chia sẻ câu chuyện của một người yếu thế vươn lên mạnh mẽ...

Cơ hội để chia sẻ câu chuyện của một người yếu thế vươn lên mạnh mẽ...

Ngày 3/12, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ tổng kết chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hôm nay, diễn ra Lễ tổng kết Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”

Hôm nay, diễn ra Lễ tổng kết Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”

Ngày 3/12, Lễ tổng kết chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hà Nội mở rộng, cải tạo các tuyến phố dịp cuối năm

Hà Nội mở rộng, cải tạo các tuyến phố dịp cuối năm

UBND TP Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông Vận tải về kế hoạch sửa chữa, chỉnh trang và tổ chức lại giao thông trên nhiều tuyến đường, phố Hà Nội.
Hà Nội: đảm bảo trật tự an toàn giao thông Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến Gia Lâm

Hà Nội: đảm bảo trật tự an toàn giao thông Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến Gia Lâm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 3989/UBND-ĐT chỉ đạo tổ chức giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia Lâm.
Quy định về tạm giữ phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định về tạm giữ phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ

Bộ Công an ban hành Thông tư số 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Trong đó có quy định về tạm giữ, xử lý phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Dự báo thời tiết 4/12: miền Bắc sương mù nhẹ, ngày nắng; miền Nam mưa về chiều tối

Dự báo thời tiết 4/12: miền Bắc sương mù nhẹ, ngày nắng; miền Nam mưa về chiều tối

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 4/12.
Dự báo thời tiết 3/12: Bắc Bộ sương mù, trời lạnh; Trung Bộ, Nam Bộ mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết 3/12: Bắc Bộ sương mù, trời lạnh; Trung Bộ, Nam Bộ mưa rào rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 3/12.
Dự báo thời tiết 2/12: miền Bắc sương mù sáng sớm, trời rét; mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết 2/12: miền Bắc sương mù sáng sớm, trời rét; mưa dông trên biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/12.
Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất

Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế dự kiến diễn ra vào ngày 27 và 28/12 tới tại Hà Nội.
Hiểu về xét tuyển đại học sớm như thế nào cho đúng?

Hiểu về xét tuyển đại học sớm như thế nào cho đúng?

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố khiến nhiều thí sinh lo lắng với quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động