Xây dựng nếp sống lành mạnh và an toàn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giáo thông. Ảnh: P.V |
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông cho biết, Cục CSGT giữ nguyên quan điểm cần thiết phải cấm tuyệt đối người uống rượu, bia rồi lái xe.
Trong bối cảnh tai nạn giao thông vẫn là vấn đề nhức nhối, quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe của Bộ Công an trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một đề xuất đáng được hoan nghênh. Thực tế cho thấy, rượu bia là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi lái xe nguy hiểm và gây ra nhiều vụ tai nạn đau lòng.
Những con số thống kê mà đại diện Cục CSGT đưa ra là minh chứng rõ ràng về tác hại của rượu bia đối với xã hội. Hơn 22.000 nghìn phạm nhân đang thi hành án tù tại Việt Nam đều có liên quan đến việc sử dụng rượu bia trước khi phạm tội. Đặc biệt, hơn 50% các vụ án giết người, hiếp dâm, gây rối trật tự công cộng và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đều có sự hiện diện của rượu bia. Điều này cho thấy, việc kiểm soát nồng độ cồn không chỉ mang lại ý nghĩa đối với an toàn giao thông mà còn góp phần đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.
Bên cạnh đó, những số liệu về tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia cũng vô cùng đáng báo động. Trong vòng 5 năm, từ 2018 đến 2023, có hơn 420.000 nạn nhân liên quan đến rượu bia phải nhập viện cấp cứu và điều trị, trong đó hơn 70.000 người bị chấn thương sọ não. Những con số này phản ánh một thực trạng đáng buồn về hậu quả nghiêm trọng của việc lái xe khi đã sử dụng rượu bia.
Quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe không chỉ nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông mà còn góp phần xây dựng một văn hóa uống có trách nhiệm trong cộng đồng. Như đại diện Cục CSGT nhận định, văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều điểm đặc thù, trong đó có thói quen uống rượu bia trong mọi dịp vui. Việc cấm tuyệt đối sẽ giúp người dân từng bước xây dựng ý thức không lái xe sau khi uống rượu bia, góp phần hình thành một nếp sống lành mạnh và an toàn hơn.
Mặc dù có thể gặp phải một số ý kiến trái chiều, nhưng quy định này đã được áp dụng từ năm 2019 và đã góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ liên quan đến rượu bia. Do đó, việc Bộ Công an tiếp tục duy trì quy định này trong dự thảo Luật mới là một quyết định đúng đắn, thể hiện quyết tâm trong việc đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ tính mạng của người dân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại