Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp phát triển phân phối tại thị trường nước ngoài
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTP Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích DN Hà Nội chủ động phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nước ngoài. Ảnh: DA |
Theo số liệu từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA), hàng năm, nhiều hàng hóa của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã được Tập đoàn Aeon giới thiệu tới người tiêu dùng tại tất cả các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống Aeon tại Nhật Bản thông qua chương trình "Tuần hàng Việt Nam".
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, đặc trưng như mì tôm, phở khô, bánh tráng, gia vị, hàng dệt may, da giày... thì các loại trái cây, nông sản... của Việt Nam cũng đã dần tiếp cận được người tiêu dùng Nhật Bản. Thông qua chương trình này, nhiều loại sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã được Tập đoàn Aeon nhập khẩu và đưa vào tiêu thụ tại hàng trăm siêu thị trong hệ thống của doanh nghiệp.
Ông Bùi Duy Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) cho biết, thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Tập đoàn Aeon Nhật Bản, Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ công Thương) và HPA với Công ty TNHH Aeon Topvalu Việt Nam, chương trình Tuần hàng Việt Nam vẫn được diễn ra thường xuyên với quy mô tăng dần hằng năm. Đây là cầu nối quảng bá rộng rãi các sản phẩm ẩm thực, sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm du lịch của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản.
Ông Bùi Duy Quang cho biết thêm, Trung tâm HPA sẽ đóng vai trò cầu nối thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài với mục tiêu là hàng Việt Nam xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả thông qua các kênh phân phối này. Trung tâm HPA sẽ tổ chức "Tuần hàng Việt Nam - Hà Nội" định kỳ hằng năm tại Nhật Bản và nhiều nước khác. Đồng thời, phối hợp với các vụ thuộc Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu phân phối và doanh nghiệp cung ứng, tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia trưng bày sản phẩm nước ngoài kết hợp đào tạo, tập huấn quản lý chất lượng, tiếp cận hệ thống phân phối, kỹ năng đàm phán hợp đồng với các nhà phân phối nước ngoài…
Trong đó, mục tiêu trước mắt là tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài như Aeon, Lotte, Metro, Auchan… và tập trung vào những nhóm sản phẩm thế mạnh như dệt may, nông sản thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ - quà tặng, đặc sản vùng miền…
Mới đây, TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” của năm 2024. Đây là đề án lớn của TP triển khai có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Theo đó, khuyến khích doanh nghiệp Hà Nội tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của Hà Nội. UBND TP Hà Nội triển khai thực hiện đồng bộ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Trong đó, sẽ tổ chức các hội thảo kết nối giao thương giữa doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu với các nhà phân phối nước ngoài. Đồng thời, tổ chức Chương trình Tuần hàng Việt tại các mạng phân phối nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mang hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại các chương trình Tuần hàng Việt.
TP cũng tích cực đưa doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đi khảo sát thị trường các nước nhằm nắm bắt yêu cầu thị trường và giao dịch với các nhà phân phối. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam với mạng lưới phân phối do doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài làm chủ; các hoạt động quảng bá, tiếp thị hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
TP Hà Nội cũng nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp Hà Nội chủ động phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nước ngoài. Song song đó, TP sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông về lợi ích tham gia đề án, góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về mô hình tham gia trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, không chỉ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối nước ngoài, TPHà Nội còn mong muốn hướng đến mục tiêu làm thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bài bản, bền vững.
“Qua đó, tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp. Thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất xanh, sạch, bền vững, chế biến hàng xuất khẩu có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho hàng hóa xuất khẩu Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.
Trong năm 2024, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ về thông tin thị trường cho hơn 500 lượt doanh nghiệp; hỗ trợ về đào tạo, tư vấn cho hơn 100 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; hỗ trợ hơn 100 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; tổ chức cho hơn 100 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài. Hỗ trợ hơn 80 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài. |
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao | |
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các thị trường mới |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại