Thứ tư 15/01/2025 11:20

VN-Index lùi sâu, xu hướng trong dài hạn tiếp tục đi xuống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kết thúc phiên sáng nay (14/3), VN-Index giảm sâu hơn, giảm 11.16 điểm (-1.06%). Giá trị giao dịch đạt 5,700 tỷ. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE từ tuần trước đến nay có dấu hiệu hồi phục nhẹ, đều trên 8,000 tỷ trong đó riêng hai ngày 9/3 trên 10,000 tỷ và 13/3 trên 11,000 tỷ.
VN-Index lùi sâu, xu hướng trong dài hạn tiếp tục đi xuống

VN-Index lùi sâu, xu hướng trong dài hạn tiếp tục đi xuống.

Hôm qua, thị trường Mỹ đã có một phiên tăng giảm nhẹ đan xen, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.45% còn 11,188.84 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0.15% còn 3855.76 điểm, chỉ số Dow Jones giảm 0.28% còn 31,819 điểm.

Sáng nay, tất cả các thị trường trọng điểm châu Á đều theo chiều hướng giảm khá mạnh, cụ thể Nikkei 225 giảm 2.02%, ShangHai giảm 0.7%, SZSE Component giảm 0.78%, Hang Seng giảm 1.28%, S&P/ASX200 giảm 1.72%. KOSPI giảm 1.96%, IDX Composite giảm 0.73%.

Theo đà giảm của thị trường châu Á, mở đầu phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số phái sinh VN30F2303 mở phiên ATO giảm mạnh 6.3 điểm từ 1,049.8 điểm còn 1,043.5 điểm. Nửa tiếng sau, vào lúc 9h35, VN30F2303 khớp ở mức 1,045.8 điểm. Nhà đầu tư nên lưu ý bởi hai ngày nữa, tức thứ Năm này VN30F2303 tới phiên đáo hạn.

VN-Index đang giảm 4.47 điểm (0.42%) còn 1,048.33 điểm. VN30 giảm 3.95 điểm (0.38%) còn 1,046.12 điểm. HNX-Index tăng 0.2 điểm (0.1%) lên 206.05 điểm, UPCoM đang tăng nhẹ 0.04 điểm (0.05%). Trên sàn HOSE, tỷ lệ số cổ phiếu giảm giá gấp đôi số cổ phiếu tăng giá là 92(2 cổ phiếu trần)/194 (1 cổ phiếu sàn).

Rổ VN30 đang có 5 cổ phiếu tăng giá, 21 cổ phiếu đứng giá. 3 cổ phiếu tăng giá tốt nhất là ACB ( (+0.6%); MWG (+0.3%); VPB (+0.3%) và ba cổ phiếu giảm giá mạnh nhất rổ là GAS (-1.4%), VRE (-1.4%), HDB (-1.9%).

Thị trường chứng khoán châu Á đang trong tình trạng khá xấu. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang giảm nhẹ.

HNX-Index giảm 3.02 điểm (202.83;1.47%) với 555 tỷ trao tay. Vật liệu xây dựng giảm mạnh 2.45%. Tiếp theo là ngành khai khoáng cũng giảm mạnh 1.93% trong đó cổ phiếu dầu khí giảm PVB (-2.82%); PVC (-3.27%); PVD (-3.2%); PVS (-2.68%).

Khối Ngân hàng cũng đỏ quạch 1.22% với 17/20 cổ phiếu giảm giá trong đó BID giảm mạnh 2.49%.

Điều an ủi duy nhất là bất động sản chỉ giảm 0.7% thấp hơn đáng kể so với hai trụ chính còn lại ngân hàng, chứng khoán. Quá trình giảm giá không phanh của mảng bất động sản có dấu hiệu dừng lại sau khi Chính phủ có nhiều động thái vĩ mô hỗ trợ mảng này.

Đà giảm tiếp tục trên diện rộng khi mà VN-Index giảm tới 7.22 điểm (-0.69%) với 2,700 tỷ đồng đổ vào sàn HOSE sau một tiếng rưỡi giao dịch. Hầu hết các ngành chủ đạo đều hiện sắc đỏ. Ngành thép sáng nay đang giảm mạnh HPG -1.66%); HSG (-1.54%), NKG (-2.13%). Mảng vật liệu xây dựng chung hôm nay cũng hoạt động kém, ACC (-3.58%) là cổ phiếu lớn giảm mạnh.

Ngành bán lẻ cũng hoạt động không tốt ngoại trừ hai cổ phiếu nhỏ CTC và SFC trần. Tất cả cổ phiếu còn lại đều giảm giá. FRT (-0.56%); MWG (-1.02%) và SVC (-6.36%) là những cổ phiếu lớn trong ngành giảm giá.

Chứng khoán đã giảm trên 1%, chỉ còn FTS, IVS, VIX xanh. Các cổ phiếu APS; BSI; EVS; HCM; MBS; SHS; SSU; TVS; VCI; VDS đều giảm trên 1%.

Kết phiên sáng VN-Index giảm sâu hơn 11.16 điểm (-1.06%) xuống mức 1,04.164 điểm. Giá trị giao dịch đạt 5,700 tỷ. Rổ VN giảm gần 10 điểm, xuống mức 1,04014 điểm. Giá trị giao dịch đạt gần 2,600 tỷ đồng tương ứng 99,889 triệu đơn vị với 3 mã tăng, 1 mã đứng giá và 26 mã giảm giá.

HNX-Index giảm hơn 3 điểm, xuống 202, 83 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,890 triệu đơn vị, tương ứng hơn 554.948 tỷ đồng. Toàn sàn có 43 mã tăng giá, 44 mã đứng giá còn lại là giảm giá.

UPCOM-Index giảm nhẹ, xuống 75,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 15,823 triệu đơn vị, tương ứng trên 194.209 tỷ đồng. Toàn sàn có 70 mã tăng giá và 55 mã đứng giá.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE từ tuần trước đến nay có dấu hiệu hồi phục nhẹ, đều trên 8,000 tỷ trong đó riêng 2 ngày 9/3 trên 10,000 tỷ đồng và 13/3 trên 11,000 tỷ đồng.

Tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết đã quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (UPcoM: TNS) vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 16/3/2023. Theo đó, cổ phiếu TNS chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.

Được biết, kết quả kinh doanh năm 2022, TNS đạt 624 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 263 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 60% và 99% so với năm trước.

TNS giải trình do thị trường thép thế giới năm 2022 có sự biến động mạnh khiến thị trường trong nước gặp khó khăn, dẫn đến sản lượng sản xuất năm 2022 giảm 43% và sản lượng tiêu thụ giảm 43% so với cùng kỳ.

Thêm vào đó, nhu cầu thị trường không mấy tích cực bên cạnh nguồn cung dồi dào, hàng tồn kho nhiều, xuất khẩu suy yếu… dẫn đến giá thép trên thị trường giảm.

Nhìn chung, trong phiên giao dịch sáng 14/3, VN-Index hình thành mẫu hình nến gần giống Bear Sash cho thấy rủi ro đang rất cao khi chỉ số không thể phá vỡ đường trendline dài hạn (tương đương vùng 1,065 - 1,075 điểm). Khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn đang giữ tâm lý khá thận trọng dù nhiều cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn.

HNX-Index hình thành mẫu hình nến Three Black Candles cho thấy sự bi quan đang bao trùm. Chỉ số tiếp tục nằm dưới cả hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày nên xu hướng trong dài hạn tiếp tục đi xuống.

Xử phạt 3 công ty vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán
Tín hiệu về thị trường chứng khoán khởi sắc?
Dòng tiền vào yếu, nhóm ngân hàng có sự phân hóa
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động