Vĩnh Phúc: Điều kiện áp dụng đối với công dân ra, vào tỉnh theo thủ tục mới nhất
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụ thể, Văn bản hỏa tốc số 8179/ CV-BCĐ quy định điều kiện và thủ tục để công dân vào tỉnh Vĩnh Phúc sẽ căn cứ vào khu vực đang có dịch theo website của Bộ Y tế và được tính đến phạm vi cấp xã.
Đối với người sinh sống, lưu trú tại các tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc khu vực đang thực hiện cách ly y tế vùng có dịch (vùng đỏ), Chính phủ yêu cầu không được di chuyển ra khỏi tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện giãn cách.
Trường hợp không tuân thủ, khi vào tỉnh Vĩnh Phúc phải thực hiện cách ly y tế tập trung và xét nghiệm như đối với trường hợp F1.
Đối với các trường hợp là lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức của Trung ương, địa phương thực hiện công vụ; các chuyên gia, các lãnh đạo doanh nghiệp, người lao động mà được phép đi lại hoặc các đối tượng trong quá trình làm việc phải di chuyển từ các tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ đến tỉnh Vĩnh Phúc và ngược lại theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.
Cụ thể như sau: Khi đi công tác phải mang theo các giấy tờ theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, thực hiện công vụ (giấy công tác, giấy giới thiệu,…); một trong các giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân, Chứng minh thư nhân dân, hội chiếu/visa (đối với người nước ngoài)…; Có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 3 ngày gần nhất. Khi đảm bảo các điều kiện trên thì không áp dụng biện pháp cách ly y tế.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản hỏa tốc áp dụng các thủ tục đối với người ra vào địa bàn tỉnh qua các chốt kiểm soát Covid-19. |
Đối với người ra/vào tỉnh Vĩnh Phúc từ địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tính đến phạm vi cấp xã) gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, cán bộ quản lý, công nhân, người lao động (hiện đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc) và các chuyên gia, người lao động có giao kết hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các trường hợp này, khi đi qua chốt phải có giấy tờ tùy thân, Giấy xác nhận kèm theo bản cam kết (mẫu đính kèm theo văn bản của tỉnh Vĩnh Phúc), phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 (Test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR) cho kết quả âm tính trong vòng 72 giờ.
Giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động hiện đang làm việc, học tập tại trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài giấy tờ tùy thân, giấy xác nhận và bản cam kết (theo mẫu) thì phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 (Test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR) âm tính được áp dụng trong vòng 7 ngày.
Đối với người ra/vào tỉnh Vĩnh Phúc từ địa phương không có dịch và không áp dụng Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ, tính đến phạm vi cấp xã, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, quản lý, công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên,...(hiện đang học tập và làm việc tại các cơ quan, đơn vị, trường học cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc) không bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 khi qua chốt nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau: Giấy tờ tùy thân; Giấy xác nhận kèm theo bản cam kết (theo mẫu).
Người không thuộc đối tượng nêu trên thì cần có giấy tờ tùy thân và phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 (Test nhanh kháng nguyện hoặc RT-PCR) cho kết quả âm tính trong vòng 72 giờ.
Đối với các trường hợp người bệnh, người chăm sóc người bệnh về tỉnh Vĩnh Phúc sau khi kết thúc đợt điều trị tại các cơ sở điều trị thuộc khu vực, tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg của Chính phủ (tính đến phạm vi cấp xã). Các trường hợp này, ngoài giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm thì có thêm giấy ra viện hoặc giấy tờ liên quan đến công tác điều trị.
Đối với phương tiện giao thông “luồng xanh” thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam và hướng dẫn của Sở Giao thông vận tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại