Vĩnh Phúc: Chú trọng đảm bảo công tác an toàn hạ tầng thông tin
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBáo cáo của Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện tại 100% các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp huyện trở lên có mạng LAN, 100% kết nối Internet cáp quang và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; gần 100% cán bộ công chức viên chức có máy tính, cấp huyện khoảng 90%, cấp tỉnh khoảng 95%.
Năm 2017, công tác chuẩn bị đầu tư triển khai các dự án về nâng cấp hạ tầng mạng, bổ sung trang thiết bị CNTT cho các UBND huyện và một số sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh năm 2018 đã hoàn thành bảo đảm tiến độ theo kế hoạch đầu năm. Hiện nay tại Vĩnh Phúc đã có 24 sở, ngành và 9 huyện, thành, thị được trang bị các trang thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Hệ thống hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin gồm tường lửa; lọc thư rác; phần mềm bảo mật/diệt virut; hệ thống cảnh báo truy cập trái phép; hệ thống ngăn chặn truy nhập trái phép; hệ thống quản lý định danh; quản lý truy cập thiết bị; hệ thống quản lý thiết bị; hệ thống quản lý log tập trung SIEM...
Năm 2017, công tác đảm bảo an toàn dữ liệu, liên kết tích hợp kỹ thuật, vận hành bảo mật ứng dụng và cơ sở dữ liệu của tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai thực hiện tốt... (ảnh minh họa) |
Đối với công tác bảo đảm cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu, các hệ thống máy chủ, đường truyền, hệ thống cung cấp điện... tại Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh đều được quản lý, giám sát chặt chẽ, định kỳ bảo trì kỹ thuật; 100% các sự cố được phát hiện và xử lý kịp thời; bảo đảm vận hành ổn định 24/7 cho mạng truyền số liệu chuyên dùng và hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
Các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu, liên kết, tích hợp kỹ thuật, vận hành, bảo mật cho các ứng dụng và cơ sở dữ liệu của tỉnh, ngành được đảm bảo bởi Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh (tiêu chuẩn Tier 2 - tiêu chuẩn quốc tế về Data Center) với hệ thống thiết bị, phần mềm bảo mật, an toàn an ninh thông tin như: thiết bị tường lửa, phần mềm tưởng lửa, phần mềm antivirus,…
Cũng trong năm 2017, Sở TT&TT Vĩnh Phúc đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức 12 lớp đào tạo bồi dưỡng tin học ứng dụng cho 300 học viên là cán bộ công chức viên chức của các đơn vị và UBND các huyện trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 1 lớp an ninh mạng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm về CNTT thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh và Sở TT&TT.
Thực hiện gần 600 lượt hỗ trợ, ứng cứu sự cố máy tính cho các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; bảo dưỡng, bảo trì hệ thống mạng, máy tính cho 14 đơn vị, địa phương; tham gia phối hợp với các đơn vị tổ chức các cuộc thi, sát hạch liên quan nội dung CNTT.
Hỗ trợ xử lý 630 lượt liên quan đến hệ thống một cửa điện tử; 42 lượt liên quan đến hệ thống Cổng thông tin điện tử; 27 lượt liên quan đến sự cố về mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) của tỉnh; 412 lượt liên quan đến phần mềm quản lý văn bản và điều hành; 1337 lượt sự cố liên quan đến hộp thư điện tử công vụ và đề nghị hỗ trợ sử dụng.
Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin luôn được chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ. Trong đó liên tục rà soát các tài khoản người dùng có mật khẩu yếu và dự thảo văn bản về việc bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; Rà soát và thực hiện vá lỗ hổng bảo mật cho 130 máy chủ của các cơ quan đơn vị có khả năng lây nhiễm mã động WannaCry. Hỗ trợ 33 cơ quan, đơn vị, rà soát, kiểm tra, xử lý mã độc WannaCry, petya.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại