Thứ tư 18/12/2024 22:55

Việt Nam tiềm năng trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực Đông Nam Á

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bên cạnh 13 dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vừa được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG tại một số cảng nhập khẩu LNG hiện đại, mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia vào thị trường LNG toàn cầu, với tiềm năng trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam tiềm năng trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực Đông Nam Á
Quang cảnh diễn đàn

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng gia tăng, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã trở thành một giải pháp quan trọng giúp các quốc gia giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng trong những điều kiện khắc nghiệt của thị trường quốc tế.

Tại Diễn đàn Chuỗi phân phối LNG toàn cầu và vị thế của Việt Nam do Tạp chí Năng lượng Sạch Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia quốc tế, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp nhằm xác định các cơ hội, xu hướng và thách thức của Việt Nam trong thị trường này. Theo các chuyên gia, đây là dịp Việt Nam thể hiện vai trò và tiềm năng trong chuỗi cung ứng LNG toàn cầu.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế cũng là yếu tố quan trọng để Việt Nam gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng LNG toàn cầu. Các đối tác quốc tế có thể giúp Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và các mô hình kinh doanh hiệu quả, đồng thời tạo ra cơ hội hợp tác trong các dự án lớn về LNG.

Theo các chuyên gia trong ngành, Việt Nam hiện có nhiều cơ hội để gia tăng sự tham gia vào chuỗi cung ứng LNG toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng sạch và giảm phát thải gia tăng. Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, gần các tuyến đường vận chuyển LNG quan trọng trên thế giới, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức lớn. Cơ sở hạ tầng LNG trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, với việc phát triển cảng biển, kho chứa và hệ thống vận chuyển LNG cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nâng cao năng lực và công nghệ trong việc xử lý, vận chuyển và phân phối LNG để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo Ths. Nguyễn Đức Tùng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết, hiện tổng công suất LNG hóa lỏng toàn cầu đạt khoảng 482,5 MT với tỷ lệ vận hành trung bình của các nhà máy là 88,7% trong năm 2023. Mỹ là quốc gia có công suất hóa lỏng lớn nhất, khoảng 91,4 triệu tấn mỗi năm (MTPA), tiếp theo là Australia với công suất 87,6 MTPA và Qatar với 77,1 MTPA.

Bên cạnh các nhà máy đang vận hành, trong năm 2023, toàn thế giới có khoảng 58,8 MTPA được chấp thuận đầu tư hoặc đang triển khai đầu tư và khoảng 1.046 MTPA tiềm năng đang thực hiện đánh giá tiền khả thi. Việt Nam đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG, điển hình là các cảng nhập khẩu LNG hiện đại như Cảng LNG Sơn Mỹ và Cảng LNG Thiên Tân… Các dự án này không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia vào thị trường LNG toàn cầu, với tiềm năng trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực Đông Nam Á.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết thêm bên cạnh việc Chính phủ luôn quan tâm đầu tư và phát triển ngành Dầu khí, có định hướng phát triển theo từng thời kỳ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí xanh, sạch ngày càng cao, thì các cơ chế, chính sách mới đang được hoàn thiện; giá điện LNG cao hơn so với giá các nguồn điện truyền thống dẫn đến khó cạnh tranh; chi phí đầu tư cao do công nghệ phức tạp và có bản quyền, thị trường toàn cầu biến động.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng để thành công trong ngành công nghiệp LNG toàn cầu, Việt Nam cần tập trung vào việc đầu tư vào công nghệ và hạ tầng. Điều này bao gồm việc phát triển các cơ sở hạ tầng hiện đại để nhập khẩu và phân phối LNG, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong quá trình vận chuyển và xử lý khí tự nhiên hóa lỏng.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế cũng là yếu tố quan trọng để Việt Nam gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng LNG toàn cầu. Các đối tác quốc tế có thể giúp Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và các mô hình kinh doanh hiệu quả, đồng thời tạo ra cơ hội hợp tác trong các dự án lớn về LNG.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường năng lượng và các cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, ngành công nghiệp LNG tại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới. Các dự án đầu tư lớn trong cơ sở hạ tầng LNG, cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, sẽ giúp Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước mà còn góp phần vào chuỗi cung ứng LNG toàn cầu.

Việt Nam tiềm năng trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực Đông Nam Á
Dự báo đến năm 2030, nhu cầu LNG của Việt Nam sẽ đạt khoảng 15-20 triệu tấn/năm (MTPA) và tăng lên 20-25 MTPA vào năm 2035. Ảnh minh họa

Tại diễn đàn Ths. Nguyễn Đức Tùng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết, hiện tổng công suất LNG hóa lỏng toàn cầu đạt khoảng 482,5 MT với tỷ lệ vận hành trung bình của các nhà máy là 88,7% trong năm 2023. Mỹ là quốc gia có công suất hóa lỏng lớn nhất, khoảng 91,4 triệu tấn mỗi năm (MTPA), tiếp theo là Australia với công suất 87,6 MTPA và Qatar với 77,1 MTPA.

“Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp LNG, các quốc gia sản xuất và tiêu thụ LNG ngày càng gia tăng, tạo thành một mạng lưới phân phối toàn cầu. Các quốc gia như Qatar, Mỹ, Australia, Nga, và nhiều quốc gia khác đã xây dựng những cơ sở hạ tầng hiện đại để xuất khẩu LNG ra thế giới, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường năng lượng và những chính sách ưu tiên trọng điểm từ Chính phủ, ngành công nghiệp LNG tại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới. Các dự án đầu tư lớn trong cơ sở hạ tầng LNG, cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, sẽ giúp Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước mà còn góp phần vào chuỗi cung ứng LNG toàn cầu.

Bên cạnh các nhà máy đang vận hành, trong năm 2023, toàn thế giới có khoảng 58,8 MTPA được chấp thuận đầu tư hoặc đang triển khai đầu tư và khoảng 1.046 MTPA tiềm năng đang thực hiện đánh giá tiền khả thi”, Ths. Nguyễn Đức Tùng chia sẻ.

Trong buổi thảo luận, các chuyên gia quốc tế đã chỉ ra rằng chuỗi cung ứng LNG đang phải đối mặt với những thách thức lớn về cơ sở hạ tầng, logistics và sự biến động của giá cả. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển của công nghệ hóa lỏng, kho chứa và vận chuyển LNG sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia tham gia vào ngành công nghiệp này, nhất là đối với những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như Việt Nam.

Việt Nam, với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng LNG toàn cầu. Với nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng và việc chuyển đổi từ năng lượng than sang năng lượng sạch, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu thụ LNG lớn nhất trong khu vực. Hiện nay Chính phủ đang thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành công nghiệp LNG tại Việt Nam.

Năm 2023, tổng sản lượng nhập khẩu LNG của Việt Nam đạt xấp xỉ 0,1 MT, chiếm 0,2% tổng lượng LNG nhập khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, với vai trò là nguồn năng lượng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi năng lượng, đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, nhu cầu LNG của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng.

Dự báo đến năm 2030, nhu cầu LNG của Việt Nam sẽ đạt khoảng 15-20 triệu tấn/năm (MTPA) và tăng lên 20-25 MTPA vào năm 2035. Để đáp ứng nhu cầu này, việc phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, và hoàn thiện chính sách là những yếu tố then chốt.

Một trong những bước đi tiên phong trong lĩnh vực này là dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, với tổng công suất 1.624 MW, chuẩn bị đi vào vận hành. Đây là các nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, tạo nền tảng cho việc tăng cường sử dụng LNG trong tương lai. Ngoài ra, dự án LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200 MW) đang triển khai và nhiều dự án khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Kho cảng LNG Thị Vải, với công suất giai đoạn đầu đạt 1 triệu tấn/năm và dự kiến mở rộng lên 3 triệu tấn/năm, cũng đã đi vào vận hành, trở thành hình mẫu cho các dự án tương lai. Các cụm cảng trọng điểm khác như Hải Linh, Sơn Mỹ và Đình Vũ đang được đẩy mạnh triển khai, góp phần nâng cao năng lực lưu trữ và tái khí hóa, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan cơ sở xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới tại Qatar Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan cơ sở xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới tại Qatar

Trong chuyến thăm chính thức Qatar, sáng 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến tham quan khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan - ...

Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động