Vi phạm của cán bộ, công chức phải là vi phạm trong thực thi công vụ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 619/QĐ-TTg, một trong những điều kiện để cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là: “Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra”. Tuy nhiên quá trình triển khai quy định này, các địa phương còn lúng túng trong việc đánh giá điều kiện này.
Do đó tại Văn bản số 1201/BTP-PBGDPL vừa được Bộ Tư pháp ban hành, Bộ đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg.
Ảnh minh họa |
Theo Bộ Tư pháp, đối tượng, hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Vi phạm của cán bộ, công chức phải là vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ (mà không phải là mội vi phạm pháp luật). Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải từ cảnh cáo trở lên hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ mà bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý kỷ luật đoàn thể nhưng chưa hoặc không bị xử lý kỷ luật theo quyết định kỷ luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức thì không thuộc trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật nhưng đã chuyển công tác sang đơn vị cấp xã khác, sau đó hành vi vi phạm mới bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (theo điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg). Đơn bị cấp xã bị xét điều kiện công nhân đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nơi công chức đã có hành vi vi phạm. Thời điểm xét điều kiện này là năm mà công chức có hành vi vi phạm.
Khoản 4 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 quy định: “Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật.” |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại