Tuyên truyền pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChủ tịch Hội Người khuyết tật quận Tây Hồ Vũ Hữu Lào chia sẻ về hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 cho người khuyết tật. Ảnh: Lê Mận |
Vừa qua, hội nghị tập huấn được các cơ quan, đơn vị tổ chức tại một số quận, huyện trên địa bàn TP. Tại huyện Mỹ Đức và quận Tây Hồ, hàng trăm người khuyết tật và đội ngũ làm công tác trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn đã được bà Phan Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội – Sở Tư pháp TP Hà Nội là báo cáo viên đã tuyên truyền các nội dung cơ bản của Luật Người khuyết tật; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản liên quan…
Cùng với đó, báo cáo viên đã hướng dẫn về thủ tục, giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; quyền của người khuyết tật…
Đồng thời, chia sẻ cụ thể về những người được trợ giúp pháp lý; quyền của người được trợ giúp pháp lý; nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; phạm vi, hình thức trợ giúp pháp lý; yêu cầu trợ giúp pháp lý; các giấy tờ chứng minh người thuộc diện được trợ giúp pháp lý…
Đặc biệt, người khuyết tật rất phấn khởi khi được lắng nghe báo cáo viên truyền đạt một số quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH và một số văn bản pháp luật mới liên quan đến chế độ, chính sách đối với người khuyết tật. Hội nghị cũng dành thời gian để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động ở cơ sở.
Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Tây Hồ Vũ Hữu Lào chia sẻ: “Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến người khuyết tật, có nhiều chế độ chính sách dành cho người khuyết tật, tạo công ăn việc làm và hỗ trợ những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
Thông qua hội nghị tuyên truyền giúp cho người khuyết tật nắm bắt được các văn bản pháp luật liên quan đến các chế độ, chính sách cho người khuyết tật. Đáng chú ý là giúp người khuyết tật nhận thấy được tầm quan trọng của giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
Bởi người khuyết tật có giấy xác định mức độ khuyết tật sẽ được ưu tiên vay vốn, tạo công ăn việc làm, được trợ giúp pháp lý và hưởng các chế độ chính sách của người khuyết tật. Giấy xác nhận mức độ khuyết tật rất quan trọng, nếu không có giấy xác nhận này thì người khuyết tật không được hưởng chế độ mà họ đáng được hưởng, họ sẽ rất thiệt thòi…”.
Chị Nguyễn Thị Loan – Hội Người khuyết tật huyện Mỹ Đức phấn khởi cho biết: “Tôi rất vui khi được tham dự hội nghị tập huấn để nâng cao kiến thức pháp luật cũng như hiểu rõ hơn về các chế độ, chính sách dành cho người khuyết tật. Người khuyết tật chúng tôi cảm ơn các cơ quan, đoàn thể đã quan tâm, động viên đến những người yếu thế, nhất là trong công tác tuyên truyền pháp luật, để không ai bị bỏ lại phía sau…”.
Đại diện Hội bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi TP Hà Nội cho hay, hội nghị tập huấn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn TP. Trang bị những kiến thức cần thiết để nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ khi tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn TP. |
Hơn 250 đại biểu tham gia hội nghị tuyên truyền Luật Đất đai năm 2024 | |
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở | |
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người khuyết tật |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại