Từ chuyện đào tạo hệ TC, CĐ của khối trường Nghệ thuật: Cần thống nhất quản lý nhà nước với một khung pháp lý cụ thể
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐặc thù cho khối ngành văn hóa nghệ thuật
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) khẩn trương tổng kết, đánh giá việc đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; làm rõ những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân; phối hợp với Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan đề xuất với Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, phù hợp với thực tiễn trong quý 4 năm 2021.
Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) chủ trì, phối hợp với Bộ VHTT&DL, Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tuyển sinh, đào tạo trình độ TC, CĐ mang tính đặc thù kết hợp giữa đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hóa cho đến khi Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.
Trước đó, Học viện Âm nhạc Việt Nam, Học viện Múa Việt Nam đã phải "kêu cứu" vì không còn được đào tạo trình độ TC. Do Luật giáo dục nghề nghiệp và Luật giáo dục 2019 quy định bậc TC, CĐ chuyển về cho Bộ LĐTB&XH quản lý, nên những trường nghệ thuật nêu trên không được đào tạo hai hệ TC và CĐ. Nhưng nhóm ngành nghệ thuật lại đặc thù, cần tuyển các em học sinh từ lớp 6 vào để đào tạo từ bậc trung cấp trở lên. Ngoài ra, thời gian đào tạo trung cấp của các trường nghệ thuật cũng dài hơn đào tạo trung cấp nghề bình thường. Do đó, tách bậc trung cấp ra khỏi các trường nghệ thuật, đào tạo theo tiêu chuẩn dạy nghề bình thường sẽ tạo ra rất nhiều bất cập.
|
Lại kiến nghị đưa hệ CĐ về Bộ GD&ĐT
Mới đây, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam (gọi chung là hiệp hội) đã có văn bản kiến nghị chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo CĐ từ Bộ LĐTB&XH qua Bộ GD&ĐT.
Hiệp hội này cho rằng từ đầu năm 2017, công tác quản lý nhà nước với hệ CĐ (trừ ngành sư phạm) không còn do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm đã làm phát sinh nhiều vấn đề.
Nhiều ý kiến cho rằng khi đưa hệ CĐ về Bộ LĐ&TB&XH quản lý, bộ này đã áp dụng cách quản lý giống cách quản lý cơ sở dạy nghề, hệ CĐ đã được đồng bộ hóa theo hướng nặng về đào tạo lao động có kỹ năng. Trong khi về bản chất hệ CĐ gần với đào tạo trình độ ĐH, có hàm lượng học vấn và lý thuyết khá nhiều, đào tạo người học theo hướng đánh giá năng lực tư duy khác hẳn với đào tạo nghề.
Đây là vấn đề đã bàn từ trước đó. Trong kỳ họp Quốc hội năm 2014, khi thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề, đa số đại biểu nhất trí đổi tên luật thành Luật giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên rất băn khoăn trong việc lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Sau rất nhiều lần góp ý, lấy ý kiến. Luật giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ 1-7-2015. Tuy nhiên, luật chỉ được 274 trên tổng số 412 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua, đạt 55,13%, tỉ lệ thấp nhất từ trước đến nay.
Và khi chuyển Bộ chủ quản, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các trường CĐ, TC gặp những “vướng mắc” riêng. TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD&ĐT – cho rằng: "Từ khi trường CĐ chuyển về Bộ LĐTB&XH, hệ thống giáo dục nghề nghiệp không chủ động được đầu vào. Phổ thông và ĐH thuộc Bộ GD&ĐT quản lý.
Bản thân các trường CĐ cũng không còn mã ngành trong hệ thống giáo dục của Bộ GD&ĐT và không được xuất hiện trong quyển những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, nên công tác tuyển sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
|
Nên thống nhất cách quản lý
Có một thực tế là các văn bản pháp lý liên quan giáo dục nghề nghiệp còn chồng chéo và chưa có sự liên thông giữa các Bộ với nhau.
Mỗi bộ quản lý một sân, mỗi bên xây dựng quy chuẩn, chương trình khác nhau dẫn đến việc hệ thống đào tạo bị gián đoạn, người học khó khăn khi muốn học lên cao hơn. Và chuyện cấp bằng ở trường khối ngành nghệ thuật chỉ là một biểu hiện của những vướng mắc liên quan đến pháp lý mà thôi.
TS Lê Đông Phương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), cho rằng: Ở đây vấn đề quan trọng hơn là thống nhất cách quản lý nhà nước, cần một khung pháp lý thôi thì dù đơn vị quản lý đi nữa, các trường sẽ không bị rối.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói: Nếu mỗi một trường mà còn băn khoăn không biết thực hiện chương trình đào tạo theo Luật nào quy định thì rõ ràng đó là rối. Nên thống nhất cách quản lý, thống nhất khối lượng chương trình, quy định chi tiết đối với khối ngành đặc thù thì các trường và bản thân Bộ chủ quản mới không bị “vướng”.
Rút yêu cầu các trường đại học ngừng tuyển sinh hệ cao đẳng năm 2019 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) có văn bản thống nhất để các trường đại học ... |
Học sinh sau THCS được học thẳng lên hệ cao đẳng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại