Thứ bảy 23/11/2024 11:04
Giải đáp chính sách

Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 10/1/2018, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 81/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018.
Trợ giúp pháp lý đang thực hiện bào chữa cho bị cáo là người khuyết tật tại tòa.
Trợ giúp pháp lý đang thực hiện bào chữa cho bị cáo là người khuyết tật tại tòa. Ảnh minh họa

Hỏi: Xin quý báo cho biết, việc đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính được quy định như thế nào?

(Nguyễn Mai Hạnh, quận Tây Hồ, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Ngày 10/1/2018, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 81/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018. Theo đó, Kế hoạch nêu về các hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trong đó vấn đề dẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính nêu:

Hoạt động 1: Ở Trung ương và địa phương, đẩy mạnh các hình thức truyền thông phù hợp cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan, ở địa phương, thực hiện lồng ghép việc truyền thông cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trong các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương và trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3/12).

a) Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý ở Trung ương và Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) ở địa phương.

b) Đơn vị phối hợp:

- Ở Trung ương: Các cơ quan truyền thông như Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Liên Hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam; Hội Người khuyết tật Việt Nam; Bộ LĐ-TB&XH.

- Ở địa phương: Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Đài truyền thanh - truyền hình huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và báo địa phương; Sở LĐ-TB&XH, các tổ chức của người khuyết tật.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện, nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được nâng cao.

Hoạt động 2: Xây dựng và lắp đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý trong đó có nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý được đặt tại trụ sở Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội.

Bên cạnh các chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật như: Trợ giúp y tế; Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; Trợ giúp thông tin và truyền thông;... thì chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính nói riêng và người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung được coi là một cơ chế giúp người khuyết tật tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Người khuyết tật từ lâu đã là một đối tượng được ưu tiên hỗ trợ pháp lý. Từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đến Luật trợ giúp pháp lý 2017 đều quy định người khuyết tật có khó khăn về tài chính là một trong các đối tượng được Trợ giúp pháp lý, được cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí, đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong các hoạt động xã hội, trong đó có việc tiếp cận dịch vụ pháp lý.

B.A
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động