Thứ bảy 14/09/2024 10:26

Trục lợi bảo hiểm: Ngoài xử phạt hành chính còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo các chuyên gia pháp lý, việc sử dụng giấy tờ giả nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm người lao động ngoài việc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt, thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trục lợi bảo hiểm ngoài sử phạt hành chính còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trục lợi bảo hiểm ngoài xử phạt hành chính còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày 31/5, CATP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đơn vị đang tạm giữ hai đối tượng có hành vi tàng trữ các giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), giấy khám sức khỏe đã được làm khống nội dung chuẩn bị giao cho những người đặt mua.

Cụ thể, 2 đối tượng gồm: L.T.H (43 tuổi) và H.T.Đ (36 tuổi) cùng ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai. CATP Biên Hòa cho biết thời điểm các đối tượng bị bắt giữ, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do nhiều phòng khám khác nhau lập khống nội dung.

Cụ thể sáng 30/5, lực lượng CATP Biên Hòa phối hợp với các lực lượng chức năng đồng loạt khám xét các phòng khám, nhà ở của một số đối tượng tại các phường: Tân Hiệp, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Hòa thuộc TP Biên Hòa. Quá trình khám xét, lực lượng CA đã thu giữ tại các phòng khám hàng trăm nghìn giấy chứng nhận bệnh nghỉ hưởng BHXH, giấy khám sức khỏe (đã ghi khống kết quả, chưa có thông tin người khám) và nhiều máy móc, tài liệu liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh tại các phòng khám.

Để làm rõ sự việc, chiều 30/5, CATP Biên Hòa đã triệu tập hơn 30 người liên quan đến việc làm các giấy tờ giả để xác minh, làm rõ. Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, ngoài việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân hàng ngày, các phòng khám bị khám xét còn thực hiện mua bán, làm “khống” các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; giấy khám sức khỏe để bán cho người lao động, chủ yếu là công nhân trong các Cty. Ngoài ra, các phòng khám còn lập hồ sơ để được quyết toán tiền bảo hiểm y tế.

Vậy nếu như người lao động mua những giấy tờ trên và sử dụng với mục đích để lấy tiền bảo hiểm thì có vi phạm theo Luật quy định không? Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Tuấn Hiệp - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, việc mua bán, làm giả hồ sơ giấy tờ, sai lệch thông tin nhằm mục đích lấy tiền BHXH là một hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội mà cơ quan chức năng có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) quy định như sau: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH, BHTN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng".

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người có hành vi trục lợi bảo hiểm buộc phải khắc phục hậu quả. Cụ thể: Buộc nộp lại cho cơ quan BHXH số tiền BHXH, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định.

“Như vậy, về xử phạt hành chính người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. Bên cạnh đó, trong trường hợp chiếm đoạt tiền BHXH còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự” - luật sư Hiệp cho biết.

Căn cứ vào Điều 214 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội gian lận BHXH, BHTN có nội dung: Người nào thực hiện một trong các hành vi chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan BHXH; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tiền BHTN từ 100 - dưới 500 triệu đồng với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN 500.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.

Chấn chỉnh tình trạng trục lợi trong cấp chứng từ hưởng BHXH
2 nữ công nhân dùng giấy ra viện giả nhằm trục lợi bảo hiểm
Giả mạo chữ ký của bác sĩ để trục lợi bảo hiểm, nhân viên phòng khám bị phạt 25 triệu đồng
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động