Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam thu hút 19,12 tỷ USD vốn FDI
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHiện tại, cả nước có 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỷ USD; 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số đạt gần 5 tỷ USD.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là 2.720 lượt với tổng giá trị xấp xỉ 2,81 tỷ USD.
Cụ thể, khối ngoại đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, dẫn đầu là khu vực công nghiệp chế biến-chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,3 tỷ USD (chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với vốn đầu tư 5,5 tỷ USD (chiếm 28,7% tổng vốn). Sau đó lần lượt là các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam thu hút 19,12 tỷ USD vốn FDI. (Ảnh minh họa) |
Về đối tác đầu tư, trên cả nước có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore là nước dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD (chiếm gần 32,5% tổng vốn). Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD (chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,4 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư). Tiếp đến là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…
Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh - thành phố trên cả nước. Dẫn đầu là Long An với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, (chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ 2 là TP.Hồ Chí Minh với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD (chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư). Tiếp đến là Bình Dương với gần 1,7 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư). Sau đó lần lượt là: Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội,…
Trong 8 tháng đầu năm 2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tính riêng tháng 8 vốn thực hiện giảm 12,2% so với tháng 8-2020 bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại