Tổ chức công bố kết quả thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên chương trình) cho biết: Trong một tháng qua, Ban soạn thảo chương trình đã phối hợp với các Sở GD&ĐT chọn 48 trường học (18 trường tiểu học, 18 trường THCS và 12 trường THPT) ở 6 tỉnh, thành phố, đại diện cho 6 vùng phát triển của Việt Nam, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành thực nghiệm chương trình môn học mới.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên chương trình) |
Mỗi tỉnh, thành phố chọn 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 2 trường THPT để triển khai việc thực nghiệm. Số giáo viên thực hiện các bài học thực nghiệm gồm 528 giáo viên tiểu học, 602 giáo viên THCS và 352 giáo viên THPT.
Buổi công bố thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan thông tấn. |
Theo đó, phần lớn các bài học thực nghiệm đã xác định đúng những yêu cầu cần đạt; chú trọng tổ chức các hoạt động học tập, tương tác cho học sinh. Từ thực tế cũng bộ lộ một số hạn chế của chương trình, vì vậy, ban phát triển chương trình đã phân tích kết quả thực nghiệm để tiếp thu và chỉnh sửa chương trình từng môn học cho phù hợp hơn với tình hình thực tế và hiệu quả hơn.
Chia sẻ tại buổi lễ, đại diện một số trường từ cấp tiểu học đến THPT cũng phản ánh thực tế là có một số nội dung trong chương trình các môn học qua quá trình thực nghiệm nhận thấy còn khá nặng.
Bà Ngô Thị Hồng Liên (Phó hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ) cho hay: "Đối với các môn học cấp THPT chúng tôi thấy giảm tải rõ rệt các lý thuyết hàn lâm, tăng cường tính thực hành, vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, các giáo viên sau tập huấn cũng than phiền vẫn có những nội dung còn khó, nặng. Tuy nhiên, sau khi trao đổi thì các giáo viên cũng đã đáp ứng được".
ông Đặng Tấn Anh (Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Diệu, tỉnh Bình Định). |
Còn ông Đặng Tấn Anh (Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Diệu, tỉnh Bình Định) nêu ý kiến là cần tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường. Bên cạnh đó là tăng cường tập huấn cho giáo viên các môn học dạy theo chương trình mới.
Trong quá trình thực nghiệm, nhiều giáo viên có sự sáng tạo và vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động, trao quyền chủ động cho học sinh, sử dụng hình thức trò chơi, hình thức thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi... để học sinh học một cách thoải mái, hứng thú.
Như ý kiến của cô giáo Bùi Thị Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhận xét: Qua thực nghiệm cho thấy, học sinh hứng thú với chương trình mới. Nhiều nội dung kiến thức mới mẻ nhưng nhiều tiết nặng với học sinh. Nhà trường cũng đã góp ý với ban soạn thảo về điều này.
Cô Bùi Thị Hồng Hạnh (Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) |
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc thực nghiệm Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta. Kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lí đem lại những bài học bổ ích đối với công tác hoàn thiện CT và tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí về CT và về SGK sắp tới.
Ban Phát triển các CT môn học đã phân tích kết quả các giờ dạy thực nghiệm, tiếp thu ý kiến giáo viên, cán bộ quản lí ở cơ sở, kết hợp với góp ý của các sở GD&ĐT, các chuyên gia giáo dục, các tầng lớp nhân dân và Hội đồng Quốc gia t
hẩm định CT GDPT tổng thể, CT môn học để hoàn thiện CT.
Cũng theo GS Thuyết: Từ kết quả thực nghiệm, Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Ban Phát triển các CT môn học kiến nghị Bộ chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí thật chu đáo, hiệu quả”, GS Thuyết nói.
Sau thời gian dạy thực nghiệm cho thấy, cán bộ chỉ đạo, quản lí và giáo viên cần được tập huấn kĩ về CT giáo dục phổ thông mới và SGK mới.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại