Thứ năm 12/12/2024 08:57
Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)

Tinh thần thượng tôn pháp luật lan tỏa tới từng người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2024, Ngày Pháp luật Việt Nam tiếp tục phát huy và được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, sâu sắc, thực chất hơn và tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, ngày càng thấm đẫm, lan tỏa vào xã hội, tới mọi tầng lớp, từng người dân...
Tinh thần thượng tôn pháp luật lan tỏa tới từng người dân
TS. Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp. Ảnh: N.P

Nhân ngày Pháp luật Việt Nam, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

- Hiện nay, nhiều Bộ, ngành và 63/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đã ban hành Kế hoạch về việc hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 và đang triển khai bằng nhiều hoạt động sôi nổi, có chiều sâu. Ông có thể chia sẻ về cách các tỉnh, địa phương đang thực hiện hưởng ứng ngày này?

- TS. Lê Vệ Quốc: Có thể nói rằng, với sự hướng dẫn, chỉ đạo rất sớm của Bộ Tư pháp, cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương cũng như theo kế hoạch của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, các Bộ, ngành cũng như 63 tỉnh, thành đã đồng loạt triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, từ việc triển khai những hình thức trực quan sinh động như: treo băng rôn, khẩu hiệu với rất nhiều thông điệp để lan tỏa tinh thần của Ngày Pháp luật Việt Nam đến với Nhân dân. Đặc biệt, trong đó là tư tưởng lớn của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về việc đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật từ việc thiên về quản lý sang vừa quản lý vừa khơi thông nguồn lực để đổi mới sáng tạo và giải phóng nguồn lực cho phát triển.

Cũng như ngày càng bảo đảm để pháp luật hướng tới quyền dân chủ của người dân, hướng tới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa một cách thực chất. Xác định thể chế hiện nay đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nên thời gian tới, công tác xây dựng pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống phải được thực hiện như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, mang hơi thở cuộc sống; đảm bảo quyền, lợi ích của người dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, trở ngại mà hiện nay người dân và doanh nghiệp đang vướng phải.

Thứ hai, bên cạnh hình thức trực quan sinh động với các thông điệp, ý nghĩa như trên, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động mang tính chuyên môn sâu: hội thảo, tọa đàm… xây dựng các bộ công cụ, ấn phẩm để phục vụ công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Ví như, tối 7/11 vừa qua, Bộ Quốc phòng tổ chức khai trương cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính của Bộ Quốc phòng. Ngày 5/11, Bộ Tư pháp công bố Bộ pháp điển Việt Nam với mục tiêu giúp cho việc tiếp cận thông tin pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của người dân, doanh nghiệp được dễ dàng hơn một bước.

Trước đó, tháng 10/2024, Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024 với chủ đề "Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp". Diễn đàn đưa ra những vấn đề nóng liên quan đến các thủ tục triển khai các dự án đầu tư có sử dụng đất và các vấn đề về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Diễn đàn được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 63 điểm cầu trên toàn quốc, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của báo giới cũng như cộng đồng doanh nghiệp; được các hiệp hội đánh giá cao và có những lan tỏa, hiệu ứng rất tích cực.

Tại các tỉnh: Cao Bằng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Phòng… các địa phương năng động, khởi sắc thực sự trong việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tại Hải Phòng, TP vừa tổ chức tuyên truyền chống đánh bắt hải sản trái phép (IUU) ở huyện đảo Cát Hải,...

Tại Hà Nội, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội có những chỉ đạo rất phù hợp, sát thực tiễn nhu cầu của người dân trên địa bàn Thủ đô. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp TP Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân vừa tổ chức làm điểm Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật cho học sinh tại Trường THCS Thanh Xuân. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Nguyễn Kim Sơn cũng đã dự, phát biểu đưa ra nhiều thông điệp đáng quan tâm, tặng sách phổ biến giáo dục pháp luật cho thầy trò Trường THCS Thanh Xuân. Sự kiện này được livestream trên trang fanpage của trường để các trường học khác trên địa bàn TP Hà Nội theo dõi, học tập vì đây là hoạt động mẫu.

Như vậy, có thể thấy, rất nhiều hoạt động lan tỏa tinh thần Ngày Pháp luật Việt Nam, việc tuyên truyền ngày càng có chiều sâu hơn, thực chất hơn hầu như mọi người dân đã biết đến ngày Pháp luật Việt Nam.

- Thưa ông, Ngày Pháp luật Việt Nam là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, góp phần thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, ông có thể chia sẻ điểm mới của năm nay trong tuyên truyền Ngày này của Bộ Tư pháp?

- TS. Lê Vệ Quốc: Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 được tổ chức sớm hơn các năm và các hình thức hoạt động đa dạng hơn, phong phú hơn, có chiều sâu hơn, có sức mạnh lan tỏa hơn. Với các hoạt động thiết thực, cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Như tôi đã nói ở trên, ví dụ như Hà Nội đã tổ chức làm điểm việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trong các trường học. Ngoài ra, ngày 8/11, tại Hà Nội diễn ra vòng chung khảo Cuộc thi Tuyên truyền viên pháp luật người khiếm thị Hà Nội. Có nghĩa là các hoạt động đã đia vào từng đối tượng, rất thiết thực và hiệu quả.

Thứ hai, Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay có nhiều thông điệp mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ gửi gắm trong những ngày gần đây ở nhiều diễn đàn khác nhau liên quan đến công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặc biệt là những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm nhìn theo góc độ công tác PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống có thể thấy rõ mấy điểm chính: (i) Phát huy tối đa quyền dân chủ, vai trò làm chủ của người dân; (ii) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách thực chất; pháp luật không chỉ là công cụ quản lý, phải là công cụ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong xã hội, người dân; phải đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân để kiến tạo và phát triển xã hội, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đó là Kỷ nguyên để dân tộc, Quốc gia, đất nước phát triển theo chủ trương đã định, một cách bứt phá, nhanh, bền vững và cao nhất hướng tới quyền lợi cũng như cuộc sống hạnh phúc của người dân, sự thịnh vượng của Quốc gia. Ai cũng được góp phần sức lực, trí tuệ của mình vào phát triển đất nước tức là giải phóng nguồn lực, phát huy trí tuệ mọi tầng lớp Nhân dân trong xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội, sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp cùng phát triển.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật của mỗi người dân là động lực để đưa đất nước phát triển. Hay nói cách khác là tạo nên sức mạnh cho xã hội từ đó góp phần cho cả đất nước vươn mình trong kỷ nguyên phát triển. Đặc biệt, vừa rồi đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu mang thông điệp có tính cách mạng về đổi mới tinh gọn bộ máy bảo đảm hiệu năng, hiệu lực hiệu quả, trong đó có liên quan đến xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó có công tác đưa pháp luật vào cuộc sống, công tác truyền thông chính sách.

Tinh thần thượng tôn pháp luật lan tỏa tới từng người dân
Đoàn Luật sư TP Hà Nội tuyên truyền pháp luật tới học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng. Ảnh: L.M

Thứ ba, điểm đổi mới Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay là việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào công tác tuyên truyền. Cổng, trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương có các banner cổ động, tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam rất sinh động, các băng rôn khẩu hiệu không làm truyền thống như bây giờ mà được đăng tải, đặt trên các trang trên mạng xã hội. Bộ Tư pháp huy động các mạng viễn thông nhắn tin qua số thuê bao để gửi thông điệp hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tới từng người dân. Ứng dụng công nghệ vào truyền tin, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được triển khai rộng khắp, có chiều sâu so với trước và được chú trọng hơn.

Bên cạnh đó, các bài viết trên chuyên trang, chuyên mục của ấn phẩm điện tử của các cơ quan báo chí được nở rộ, phong phú, nhiều nội dung đa dạng. Bài viết, bài nghiên cứu, bình luận,.... các tọa đàm, talk show trên đài truyền hình, trên các trang pháp luật của báo điện tử,... Các sự kiện khai trương các cơ sở dữ liệu…, đó là dấu ấn của ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ tư, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo một cách sâu rộng, không chỉ tập trung vào một số Bộ ngành, cơ quan như trước đây mà lan tỏa đi khắp nơi. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi xa xôi. Trước đây, hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam làm cầm chừng, nhưng hiện nay rất sinh động. Cách đây 2 - 3 năm, nhiều em học sinh không biết ngày Pháp luật Việt Nam nhưng giờ được hỏi, hầu như ở trường nào các em học sinh THPT, THCS đã biết, đã hiểu một phần ý nghĩa ngày Pháp luật Việt Nam.

Đó là những điểm mới tích cực đối với hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Hy vọng với điểm mới đó sẽ giúp cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu bảo đảm thực chất, trong đó có công tác truyền thông pháp luật.

- Xin cảm ơn ông !

Tìm hiểu pháp luật là việc cần phải làm ngay chứ không đợi lớn Tìm hiểu pháp luật là việc cần phải làm ngay chứ không đợi lớn
Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
San Lam - Nguyễn Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 162-HD/BTGTU về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Sắp xếp, tinh gọn 2 Ủy ban, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Sắp xếp, tinh gọn 2 Ủy ban, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chủ trì các cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp...
Kỳ cuối: nhân lên những cánh tay nối dài của Đảng

Kỳ cuối: nhân lên những cánh tay nối dài của Đảng

Xây dựng Đảng bộ TP Hà Nội vững mạnh là một quá trình hoàn toàn không dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo, với nhiều thử thách.
Quý I/2025: các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch

Quý I/2025: các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch

Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm...
Dự án đường trục phía Nam (tỉnh Hà Tây cũ): cam kết hoàn thành trong năm 2025

Dự án đường trục phía Nam (tỉnh Hà Tây cũ): cam kết hoàn thành trong năm 2025

“Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ đang triển khai tích cực. Nhà đầu tư và các đơn vị cùng cam kết năm 2025 sẽ triển khai xong” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định.
Hà Nội: thông qua 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Hà Nội: thông qua 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 10/12, tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 của TP.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động