Tính đến ngày 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 540,72 tỷ USD
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHoạt động xuất nhập khẩu tại Cảng Tân Vũ – Hải Phòng. Ảnh: Bộ Giao thông vận tải |
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9/2024 (từ ngày 1/9 đến ngày 15/9/2024) đạt 28,55 tỷ USD, giảm 24,9% (tương ứng giảm 9,47 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8/2024.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 9/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/9/2024 đạt 540,72 tỷ USD, tăng 15,9%, tương ứng tăng 74,26 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trong đó thực hiện của doanh nghiệp FDI gần 367 tỷ USD, tăng 14,4%.
Cụ thể, trong nửa đầu tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 14 tỷ USD, giảm 6,73 tỷ USD so với nửa cuối tháng 8/2024.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao từ đầu năm đến nay đều giảm mạnh trong kỳ đầu tháng 9, gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chỉ đạt 2,57 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng gần 2,2 tỷ USD; điện thoại và linh kiện gần 1,9 tỷ USD, dệt may 1,21 tỷ USD, giày dép 623 triệu USD… Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/9, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 279,38 tỷ USD
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 9 đạt 14,55 tỷ USD, giảm gần 3 tỷ USD so với nửa cuối tháng 8/2024. Hai nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong nửa đầu tháng 9 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 4,72 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 1,808 tỷ USD… Lũy kế đến hết ngày 15/9, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 261,34 tỷ USD.
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến 15/9 đạt 540,72 tỷ USD, trong đó thực hiện của doanh nghiệp FDI gần 367 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu 18,04 tỷ USD.
Theo Bộ Công Thương, mặc dù, hoạt động xuất khẩu đạt kết quả tích cực nhưng còn phụ thuộc vào một số thị trường chính, chịu tác động mạnh từ bất ổn trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics khu vực và toàn cầu…
Hơn nữa, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ… phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh.
Để tăng trưởng xuất khẩu, thời gian tới, các đơn vị của Bộ Công Thương sẽ tiếp tục kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường; duy trì đều đặn các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đồng thời, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt tận dụng tối đa ưu đãi do các FTA mang lại như: CPTPP, EVFTA, RCEP…
Đề xuất thủ tục giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu | |
Tháng 7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 70 tỷ USD | |
Sau hơn 8 tháng, xuất nhập khẩu đạt trên 470 tỷ USD |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại