Tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuy định được ban hành trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những nội dung còn hợp lý, khả thi trong Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và bổ sung những quy định phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Theo Quy định, việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện dựa trên 5 tiêu chí thành phần và 25 chỉ tiêu với tổng số điểm là 100 điểm.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 619/QĐ-TTg, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28-7-2017 quy định điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây gọi là Thông tư số 07/2017/TT-BTP).
Việc ban hành, áp dụng các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật nhằm hướng đến việc nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật. (Ảnh minh họa) |
Các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật là tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá chất lượng xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm cho tổ chức, cá nhân tiếp cận pháp luật và là cơ sở để xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được hiểu là việc chính quyền cấp xã đáp ứng đủ các điều kiện trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật nêu trên.
Theo đó, cấp xã đủ điều kiện xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện sau: (1) Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa; (2) Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt tỷ lệ % nhất định tương ứng với từng đơn vị cấp xã loại I, loại II, loại III; (3) Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên và (4) Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
Việc ban hành, áp dụng các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật nhằm hướng đến việc nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã;
Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đặc biệt tại chính quyền cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật còn để cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại