Thị trường vàng đang “nhảy sóng”: “bắt đúng bệnh” để có giải pháp hiệu quả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác chuyên gia cho rằng cần bỏ độc quyền vàng. Ảnh chụp tại một cửa hàng vàng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Loạn giá do mất cân bằng cung - cầu
Thời gian qua vàng trong nước loạn giá vì tình trạng thiếu nguồn cung vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang và mỹ nghệ khiến giá vàng có thể ngày càng đắt so với thế giới.
Về nguồn cung vàng cho các DN chế tác nữ trang, tình trạng khan hiếm tiếp tục bởi NHNN không sản xuất vàng miếng SJC kể từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thị trường vàng có hiệu lực. Người dân đang nắm giữ vàng miếng không bán ra điều này càng khiến giá vàng tăng liên tiếp.
Trên thực tế trong vòng chục năm nay, DN trong nước có hai cách để sản xuất vàng nữ trang và mỹ nghệ, trong đó có nhẫn tròn trơn. Thứ nhất, DN mua lại vàng theo hóa đơn bán ra của các DN hoặc mua theo hóa đơn của DN khai thác. Thứ hai, DN mua vàng theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn hay còn gọi vàng trôi nổi.
Bản chất của việc đầu tư tài chính gồm có các hình thức ngắn hạn, dài hạn theo ý nghĩa tiết kiệm, đề phòng bất trắc hoặc sinh lời. Trong khi nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động nên việc tích vàng và USD có đặc trưng vừa là kênh đầu tư, vừa là kênh tiết kiệm cũng là kênh trú ẩn. Bên cạnh giá trị sinh lời, tính thanh khoản của nó rất tốt vì vàng gần tiền dễ bán, dễ mua.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, Tiền tệ Quốc gia chỉ ra 3 hệ lụy từ việc giá vàng ảnh hưởng đến kinh tế đất nước: Về mặt nguyên tắc, các thị trường tài chính biến động mạnh nhất là giá vàng như hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, là việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn. Xu thế này chắc chắn ảnh hưởng đến dòng tiền gửi, hoặc sẽ có một dòng điều chuyển từ thị trường chứng khoán, từ những dự án bất động sản đổ vào vàng vì có lời và tất toán được. Rủi ro tiềm ẩn từ việc dịch chuyển dòng tiền buộc NHNN phải có biện pháp xử lý để không gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng. Đến thời điểm căng thẳng và đỉnh điểm, NHNN có thể phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá. Việc tung USD ra đồng nghĩa với việc hút VNĐ về. Điều này sẽ gây áp lực đến thanh khoản của nền kinh tế vốn đang rất cần vốn để phục hồi, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành các mục tiêu chính là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát trong năm.
Thứ hai, liên quan đến việc sản xuất kinh doanh, thiếu đi nguồn lực lớn cho sản xuất kinh doanh. Thứ ba, giá vàng vẫn “neo cao” có thể gián tiếp gây ra hiện tượng té nước theo mưa. Mặc dù vàng không nằm trong giỏ hàng hóa tiêu dùng nhưng tăng giá cũng kéo theo một số hàng hóa khác tăng lên. Vậy ảnh hưởng lớn với những người thu nhập thấp, không ổn định hoặc chưa cao.
Cần bỏ độc quyền vàng
Để tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng được giao.
Thống kê cho thấy, từ tháng 6/2023 đến nay, Chính phủ đã có 9 văn bản chỉ đạo NHNN và các cơ quan liên quan có các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng. Tuy vậy, để bình ổn thị trường vàng, nhất là trong giai đoạn giá vàng thế giới tăng nóng đã phá kỷ lục 2.200 USD/ounce. Vì vậy, đòi hỏi NHNN và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng để bình ổn thị trường này.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Thị trường vàng cũng như lĩnh vực khác của nền kinh tế, nếu độc quyền, không cạnh tranh sẽ sinh ra “khuyết tật”. Theo đó, “khuyết tật” của thị trường vàng như chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức cao, chênh lệch với giá vàng thế giới. Việc NHNN thay đổi tư duy, đề xuất bỏ độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng dù chậm nhưng còn hơn không. Chỉ có cạnh tranh mới giúp thị trường vàng năng động. Các DN kinh doanh vàng giám sát lẫn nhau, góp phần lành mạnh hóa thị trường”.
Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, các yêu cầu về đầu tư, các chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động đan xen lẫn nhau, do đó phải có giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NHNN theo chức năng, nhiệm vụ của mình theo dõi chặt chẽ diễn biến cung – cầu thị trường vàng trong và ngoài nước, đánh giá đúng tình hình, làm rõ nguyên nhân, “bắt đúng bệnh” để có các giải pháp phản ứng kịp thời, hiệu quả để xử lý tình hình trong hiện tại và tương lai; trong đó phải đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng lại các quy định của pháp luật hiện nay, nhất là các nội dung liên quan tới Nghị định số 24/2012/NĐ-CP…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề nghị NHNN Việt Nam và các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trong Công điện số 23 về quản lý thị trường vàng vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao...
Sở dĩ chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới khá lớn là do mất cân đối cung - cầu; do đó, để thị trường lành mạnh, trước mắt cần tập trung cho bài toán nguồn cung. NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số DN đáp ứng đủ điều kiện sớm giảm bớt hệ lụy tiêu cực, có tác dụng tốt hơn cho thị trường vàng. |
Cần sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế | |
Điều gì đang xảy ra với giá vàng? | |
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại